Chia sẻ

Ăn cá ngừ có tốt không? Có bầu ăn cá ngừ được không?

Cá ngừ đại dương là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng nên ăn với một lượng vừa phải. Với bà bầu cần cẩn trọng khi ăn loại cá này.

Thành phần chất dinh dưỡng có trong cá ngừ đại dương

Trong 100g cá ngừ đại dương có chứa các thành phần dinh dưỡng cơ bản như sau:

  • Calo: 129 kcal
  • Lipid: 0,6 g
  • Chất béo bão hoà: 0,2 g
  • Chất béo không bão hòa đa: 0,2 g
  • Axit béo không bão hòa đơn: 0,1 g
  • Cholesterol: 47 mg
  • Natri: 54 mg
  • Kali: 527 mg
  • Protein: 29 g
  • Vitamin A: 65 IU
  • Canxi: 4 mg
  • Sắt: 0,9 mg
  • Selen: 92 mcg
  • Vitamin D: 82 IU
  • Vitamin B6: 1 mg
  • Vitamin B12: 2,4 µg
  • Magie: 42 mg
Cá ngừ là một loại thức ăn nhiều chất dinh dưỡng

Ăn cá ngừ có tốt không? Ăn cá ngừ có tác dụng gì?

Ăn cá ngừ đúng cách sẽ mang đến nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, cụ thể:

Chống ung thư

Hàm lượng Selen trong cá ngừ đại dương tham gia vào quá trình ngăn chặn sự phát sinh và phát triển của tế bào ung thư. Các thử nghiệm lâm sang tại Mỹ những năm 1990 đến 2005 đã cho thấy Selen có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, đại trực tràng và đặc biệt là làm giảm tới 65% nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. 

Bên cạnh cá ngừ thì cũng có một số thực phẩm, dược liệu khác chứa hàm lượng selen khá cao: tôm, đậu xanh, khoai tây, gạo lứt, thịt gà, chuối… và nấm lim xanh. Trong đó Nấm lim xanh được chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư cực tốt nhờ các dược chất quý khác ngoài selen: Germanium, Lingzhi-8 Protein, Triterpenes… Nấm được sử dụng để sắc nước hoặc hãm trà để uống, ức chế quá trình di căn ung thư, hỗ trợ giảm đau do tác dụng phụ quá trình hóa trị, xạ trị… gây ra.

Bạn có thể tìm hiểu thêm những tác dụng của nấm lim xanh tại bài viết Tác dụng nấm lim xanh.

Tốt cho mắt

Tiến sĩ Miljanovic và các cộng sự ở bệnh viện Brigham đã công nhận rằng việc tiêu thụ nhiều Omega-3 có tác dụng bảo vệ, phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh khô và mỏi mắt đến 20%.

Trong cá ngừ rất giàu Omega-3, chính vì thế việc ăn chúng đặc biệt tốt cho những ai đang mang trong mình căn bệnh này. Ngoài ra, lượng Omega-3 có trong cá ngừ còn ngăn chặn mắt khỏi tình trạng thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ rối loạn mắt.

Giảm cholesterol xấu

EPA, protein và taurine có trong cá ngừ có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể con người. Vì vậy, thường xuyên ăn cá ngừ có thể làm giảm cholesterol “xấu” trong máu và tăng cholesterol “tốt”, do đó ngăn ngừa các bệnh gây ra bởi mức cholesterol cao.

Tốt cho não bộ

Trong cá Ngừ có chứa rất nhiều DHA (Docosahexaenoic acid) – một acid béo rất quan trọng cho sự phát triển não, hệ thần kinh và võng mạc, thuộc nhóm các acid béo Omega-3. Do đó, ăn cá Ngừ thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào não, cải thiện và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ.

Tốt cho gan

Thịt cá ngừ giàu DHA, EPA và taurine, có thể giảm lượng chất béo trong máu và thúc đẩy sự tái sinh của các tế bào gan. Vì vậy nó có tác dụng bảo vệ gan, tăng cường chức năng bài tiết và giảm tỷ lệ mắc bệnh gan.

Phòng ngừa thiếu máu

Cá ngừ đại dương có chứa một lượng lớn sắt và B12 được cơ thể hấp thụ dễ dàng. Ăn cá ngừ 2 bữa/ tuần sẽ bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Có bầu ăn cá ngừ được không?

Theo các chuyên gia, việc bổ sung cá ngừ với một lượng vừa phải vào chế độ dinh dưỡng sẽ rất tốt cho bà bầu và thai nhi vì phần đầu cá có chứa dưỡng chất. Cá ngừ mang đến nhiều lợi ích như:

  • Cung cấp cho cơ thể hàm lượng protein cao
  • Cung cấp khoáng chất, vitamin D, axit béo omega 3, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
  • Omega 3 hỗ trợ sự phát triển của não bộ, mắt và dây thần kinh của trẻ.

Mặc dù đây không phải là thức ăn lý tưởng trong thời kỳ mang thai, nhưng nếu dùng đúng lượng thì sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho các bà mẹ.

Bà bầu không nên ăn quá nhiều cá ngừ vì thủy ngân trong cá có thể làm suy giảm sức khỏe bà bầu, ảnh hưởng não bộ, làm thai nhi chậm phát triển…

Phụ nữ mang thai muốn ăn cá ngừ, không ăn quá 170g cá ngừ trong 1 tuần, cơ thể nếu xuất hiện các phản ứng lạ nên ngừng ăn, đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn cá ngừ để tốt cho sức khỏe của bé và mẹ hơn.

Một vài thắc mắc thường gặp khi ăn cá ngừ?

Ăn cá ngừ sống tốt không?

Cá ngừ sống thường được chế biến làm món nộm, sushi, sashimi… Đây đều là những món ăn phổ biến và được yêu thích tại nhiều nước trên thế giới. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc ăn cá ngừ sống không đúng cách sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Cụ thể trong thịt cá ngừ có chứa một số loại ký sinh trùng như Opisthorchiidae, Anisakadie, nếu không được chế biến kỹ khi ăn vào dễ bị nhiễm ký sinh trùng, gây các triệu chứng: tiêu chảy, ói mửa, sốt, đau dạ dày…

Ngoài ra cá ngừ có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao, nhất là là loại cá ngừ lớn như: cá ngừ albacore, cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh và cá ngừ mắt to. Phần lớn, cá ngừ được dùng để chế biến sống như bít tết, sushi và sashimi đều có nguồn gốc từ loại cá này. Tiêu thụ quá nhiều cá ngừ sống có thể tích tụ lượng thủy ngân cao trong cơ thể bạn, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: tổn thương não và tim.

Cách chế biến, ăn cá ngừ tốt cho sức khỏe?

  • Trong cá ngừ có chứa hàm lượng thủy ngân cao vì vậy khi chế biến nên lọc hết phần da sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi chế biến để giảm lượng thủy ngân (vì thủy ngân khi gặp lạnh sẽ co lại và tự thoát ra ngoài).
  • Cá ngừ đông lạnh nên được rã đông trong ngăn mát tủ lạnh, không nên để bên ngoài sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Nên nấu chín cá ngừ để loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng trong cá.
  • Một số món ăn ngon được chế biến từ cá ngừ: cá ngừ áp chảo, cá ngừ đại dương chiên mắm tỏi, lẩu cá ngừ, cá ngừ kho sả, cá ngừ nấu canh chua…

Trẻ em ăn cá ngừ được không?

Câu trả lời là Có. Loại cá này chứa nhiều axit béo omega-3 và vitamin B. Omega-3 được tìm thấy trong cá ngừ giúp phát triển não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Axit béo này còn có khả năng bảo vệ tim bằng cách giảm nguy cơ cao huyết áp…

Bạn có thể cho bé ăn cá ngừ khi con bắt đầu quá trình ăn dặm (6 tháng tuổi) và không quá 3 lần mỗi tuần. Để chắc chắn, mẹ nên cho trẻ ăn thử cá với lượng nhỏ rồi theo dõi phản ứng. Nếu sau ba lần ăn có dấu hiệu dị ứng (mẩn ngứa, sốt, tiêu chảy…) thì không nên cho trẻ sử dụng.

Ăn cá ngừ đóng hộp có tốt không?

Về cơ bản cá ngừ đóng hộp vẫn mang các tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng hạn chế ăn nhiều bởi cá ngừ đóng hộp thường có hàm lượng muối cao hơn so với cá ngừ tươi. Hấp thụ nhiều muối sẽ gây ra các vấn đề tim mạch, huyết áp.

Đối với hộp đựng cá ngừ, một số loại hộp có chứa bisphenol A (BPA), một hóa chất công nghiệp được sử dụng trong lớp lót của hộp để giúp ngăn kim loại bị ăn mòn hoặc vỡ, khi đưa vào cơ thể cũng gây ra những tác hại xấu đối với sức khỏe.

Tại sao ăn cá ngừ bị ngứa?

Các chất histamine trong cá ngừ khi được nạp vào cơ thể sẽ phân hủy và sinh ra những enzym có hại, khó phân hủy gây ức chế, dị ứng cơ thể. Tùy theo lượng cá được hấp thu vào cơ thể nhiều hay ít và thể trạng mỗi người, mà dị ứng cá ngừ sẽ có những triệu chứng khác nhau.

Khi bị dị ứng cá ngừ, da sẽ bị nổi mề đay, mẩn ngứa đỏ thành những mảng lớn. Ngứa có thể xảy ra chỉ sau vài phút ăn hoặc va chạm vào thịt cá. Có người có thể bị sưng lưỡi, sưng cuống họng trong vài giờ, cản đường không khí gây nghẹt thở. Nặng hơn sẽ gây sưng mắt, lưỡi,.. Trường hợp này, bệnh nhân có thể đến nhà thuốc nhờ dược sĩ chọn và hướng dẫn dùng thuốc chữa dị ứng (còn gọi là thuốc kháng histamin) như: phenergan, polaramine, clarityne, hismanal, zyrtec…). Nếu dị ứng nặng, phải đến bệnh viện chữa trị.

Những ai nên hạn chế ăn cá ngừ đại dương?

Cá ngừ chứa hàm lượng thủy ngân, đạm cao, ký sinh trùng gây dị ứng Anisakis. Nếu người có cơ địa dễ bị dị ứng, người già, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém, ăn cá ngừ sẽ dễ bị dị ứng, hen suyễn, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.

5/5 - (1 bình chọn)
Dược sĩ Thuỷ

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh. SĐT: 0982419526 Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Recent Posts

Phụ nữ có ấn đường nhô cao tốt hay xấu, vận mệnh thế nào?

Trong nhân tướng, phụ nữ có ấn đường nhô cao thường là những người có…

2 năm ago

Đường chỉ tay của người dễ thất bại như thế nào?

Trong nhân tướng học, tướng người dễ thất bại không chỉ nhận diện qua tướng…

2 năm ago

Ấn đường có ý nghĩa gì? Ấn đường thế nào là tốt?

Ấn đường là một trong những cung mệnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến…

2 năm ago

Mắt nhiều tròng trắng thì sao, có tốt không?

Mắt nhiều tròng trắng trong nhân tướng được đánh giá không cao thậm chí còn…

2 năm ago

Đặc điểm nhận diện tướng phụ nữ khổ cực, vất vả

Phụ nữ mà sở hữu đặc điểm ấn đường nhỏ hẹp, trán nhỏ, chân mày…

2 năm ago

Tướng phụ nữ mắt phượng mày ngài tốt hay xấu?

Xưa nay mắt phượng vẫn được xem là tướng mắt cực kỳ đẹp và quý…

2 năm ago