Chia sẻ

Ăn cà rốt có tác dụng gì, ăn bao nhiêu là đủ?

Ăn cà rốt không chỉ giúp sáng mắt mà còn có nhiều tác dụng khác như: chống ung thư, làm chắc khỏe xương, hỗ trợ giảm cân. Thế nhưng ăn cà rốt với liều lượng bao nhiêu thì không phải ai cũng biết.

Thành phần chất dinh dưỡng có trong cà rốt

Trong 100g cà rốt có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 41 kcal
  • Carbohydrate: 9,58g
  • Đường: 4,5g
  • Protein: 0,93g
  • Chất béo: 0,24g
  • Chất xơ: 2,8g
  • Vitamin C: 6 mg
  • Vitamin A: 5 mg
  • Vitamin B6: 0,135g
  • Vitamin K: 13,2 ug
  • Canxi: 33 mg
  • Muối: 69 mg
  • Phốt pho: 35 mg
  • Potassium: 320 mg
  • Magiê: 12 mg
  • Đồng: 0,045 mg
  • Sắt: 0,3 mg
  • Kẽm: 0,24 mg
  • Man gan: 0,143 mg
  • Selen: 0,1 ug
  • Axit folic: 24 mcg
Cà rốt là thức ăn tốt cho sức khỏe nếu biết dùng đúng cách

Ăn cà rốt có tốt không? Ăn cà rốt có tác dụng gì?

Với các thành phần dinh dưỡng nêu trên thì ăn cà rốt rất tốt cho sức khỏe, đương nhiên điều này chỉ đúng khi bạn có chế độ ăn điều độ, vừa phải, bởi bất cứ thực phẩm nào dù nhiều dinh dưỡng đến mấy mà ăn quá nhiều cũng sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây bài viết sẽ cung cấp những tác dụng tuyệt vời của cà rốt đối với sức khỏe con người:

Chống ung thư

Trong cà rốt có chứa hợp chất beta-carotene và các carotenoid khác được đánh giá có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch và kích hoạt một số protein ức chế tế bào ung thư. 

Ngoài ra loại củ này còn chứa chất selen và phytochemical được nghiên cứu sâu về đặc tính chống ung thư, làm chậm sự tăng trưởng kích thước khối u. Selen không chỉ có nhiều trong cà rốt mà còn có trong nhiều thực phẩm và dược liệu: gan bò, tôm, yến mạch, gạo lứt, khoai tây và nấm lim xanh

Trong đó nấm lim xanh là dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư mạnh nhất bởi ngoài selen, nấm lim còn chứa 1 loạt dược chất quý khác như: Triterpenes, Polysaccharide, Lingzhi-8 Protein… tác dụng hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, làm chậm quá trình di căn, tăng cường tác dụng của thuốc điều trị ung thư, đồng thời giảm thiểu tác dụng phụ như buồn nôn, rụng tóc, tiêu chảy do thuốc hóa trị gây nên, giúp bệnh nhân kéo dài thêm thời gian sống. (Bạn có thể tìm hiểu thêm về tác dụng của nấm lim xanh Tại đây)

Giúp sáng mắt

Giúp sáng mắt được xem là công dụng sức khỏe nổi tiếng nhất của cà rốt. Loại củ này giàu beta-carotene – một hợp chất mà cơ thể chuyển thành vitamin A, hay còn gọi là tiền vitamin A, giúp mắt khỏe mạnh. Hơn nữa, beta-carotene còn giúp bảo vệ đôi mắt khỏi ánh nắng mặt trời và làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể cũng như các vấn đề thị lực khác.

Cà rốt màu vàng có chứa lutein, cũng rất tốt cho đôi mắt của bạn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dưỡng chất này có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác – nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở Hoa Kỳ.

Tốt cho gan

Cà rốt chứa glutathione, một siêu phân tử giúp giải độc, làm sạch gan. Cùng với đó, loại rau này còn có nhiều flavonoid thực vật và beta-carotene. Cả hai đều kích thích và hỗ trợ chức năng gan tổng thể của bạn. Vitamin A trong cà rốt cũng chống lại các bệnh về gan.

Trị táo bón

Nếu bạn gặp khó khăn khi đi vệ sinh, hãy thử nhai vài củ cà rốt sống. Với hàm lượng chất xơ cao, chúng có thể điều trị táo bón và giúp bạn bài tiết chất thải thường xuyên, đều đặn hơn. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carotene có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết (đại trực tràng) và tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung.

Hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang

Cà rốt là loại củ không chứa tinh bột có chỉ số đường huyết thấp. Nhờ những đặc tính này mà cà rốt có thể hỗ trợ bạn điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Tuy nhiên, cà rốt chỉ được nghiên cứu chứng minh là hỗ trợ điều trị bệnh chứ không trực tiếp trị bệnh. Để điều trị hội chứng buồng trứng đa nang, bạn cần tuân theo những chỉ định từ bác sĩ.

Chắc khỏe xương

Các nhà khoa học thuộc trường đại học đại học Texas – Mỹ đã phát hiện ra rằng, ăn cà rốt với liều lượng hợp lý có thể giúp thúc đẩy hiệu suất làm việc của các gene làm nhiệm vụ vận chuyển canxi cung cấp đến các màng tế bào. Điều này sẽ giúp xương chắc khỏe, cứng cáp hơn và đặc biệt có lợi cho người bị loãng xương.

Làm đẹp da

Ăn cà rốt có tác dụng gì? Làm đẹp da là đáp án không thể bỏ qua. Cà rốt có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng kích thích sản xuất collagen giúp bảo vệ làn da, ngăn ngừa lão hóa. Vì thế, ăn hoặc uống nước ép cà rốt khoa học, đúng cách sẽ giúp bạn có được làn da tươi trẻ và sáng mịn.

Một số thắc mắc thường gặp khi ăn cà rốt?

Ăn cà rốt nhiều có bị vàng da không?

Câu trả lời là Có. Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng không nên ăn nhiều vì nếu ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten cao, làm hàm lượng Vitamin A tích lũy dẫn đến ứ đọng ở gan gây vàng da, mệt mỏi, ăn không tiêu…

Ăn cà rốt có táo bón không?

Thành phần chất xơ trong cà rốt chủ yếu dưới dạng không hòa tan. Nếu ăn ít thì không có vấn đề gì, thậm chí còn giúp trị táo bón, nhưng trường hợp bạn ăn quá nhiều thì chất xơ sẽ bị tắc nghẽn tại ruột gây nên hiện tượng ăn không tiêu, táo bón.

Ăn cà rốt sống hay chín tốt hơn?

Chất Caroten có trong cà rốt cũng chính là bán thành phẩm của lượng Vitamin A – nguồn sinh ra Vitamin A. Nhưng chất này lại khó hấp thu khi ăn sống hoặc làm nộm, khoảng 90% Caroten trong cà rốt khi ăn sống không được dạ dày hấp thu. Nguyên nhân là do Caroten chỉ tan trong dầu mỡ do đó nấu chín cà rốt với dầu mỡ hoặc thịt là cách dùng tốt nhất để có thể hấp thụ được hết lượng Vitamin dồi dào có trong củ này.

Khi ấy, lượng Caroten đã được hòa tan và chuyển xuống ruột non, dưới tác dụng của niêm mạc ruột sẽ chuyển thành Vitamin giúp cơ thể hấp thụ một cách dễ dàng. Vậy nên, tốt nhất bạn nên ăn cà rốt đã nấu chín nhé.

Ăn cà rốt bao nhiêu là đủ? Ăn thế nào đúng cách?

Cà rốt tuy nhiều giá trị cho sức khỏe nhưng chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30-50g cà rốt/lần.

Khi ăn cà rốt chú ý không gọt hết vỏ, nạo nhỏ khi ăn. Nhiều người có thói quen gọt sạch vỏ cà rốt hay nạo nhỏ khi nấu ăn. Tuy nhiên, đa số chất dinh dưỡng có trong cà rốt nằm nhiều ở phần vỏ bên ngoài, bởi vậy chỉ nên cạo mỏng lớp vỏ bên ngoài chứ không nên gọt hết vỏ để giữ tối đa các vitamin và muối khoáng có trong cà rốt. Ngoài ra, không nên nạo nhỏ trước khi nấu, vì nếu cắt nhỏ cà rốt sẽ khiến 50% các protein và carbohydrate hòa tan biến mất.

Bà bầu ăn cà rốt được không?

Cà rốt rất giàu chất xơ nếu mẹ bầu thường xuyên tiêu thụ loại rau ăn củ này có thể tránh được tình trạng táo bón.  Ngoài ra khi ăn cà rốt mẹ bầu có thể phòng ngừa thiếu máu, kiểm soát tình trạng tăng huyết áp thai kỳ, ngừa chuột rút, phát triển hệ thần kinh của thai nhi…

Tuy nhiên mẹ bầu nên nhớ ăn với lượng vừa phải, việc ăn quá nhiều có thể gây ra một số rủi ro:

  • Việc tiêu thụ quá nhiều cà rốt có thể khiến lượng beta-carotene trong cơ thể mẹ bầu quá cao. Điều này có thể gây tử vong.
  • Việc mẹ bầu ăn quá nhiều cà rốt có thể khiến lượng vitamin A trong cơ thể nhiều hơn mức cần thiết, không tốt cho sức khỏe của bé cưng. Lượng vitamin A quá cao có thể trở thành nguyên nhân gây cản trở sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

Không nên ăn cà rốt với gì?

  • Củ cải trắng: Việc sử dụng cả củ cải trắng và cà rốt trong các món hầm sẽ khiến hàm lượng vitamin C trong củ cải trắng bị phá hủy.
  • Giấm: Thành phần axit trong giấm có thể phá hủy carotene khiến công dụng của cà rốt bị giảm đi rất nhiều. Vì vậy, các bà nội trợ nên tránh kết hợp hai thực phẩm này khi chế biến món ăn.

Thắc mắc ăn cà rốt có tác dụng gì, ăn cà rốt có giảm cân không, ăn cà rốt bao nhiêu là đủ đã được giải đáp qua bài viết trên. Rõ ràng cà rốt mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng chỉ khi chúng ta biết ăn đúng cách. Mỗi tuần bổ sung 2 – 3 bữa ăn chứa cà rốt là cách để bạn tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được nhiều căn bệnh nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Dược sĩ Thuỷ

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh. SĐT: 0982419526 Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Recent Posts

Phụ nữ có ấn đường nhô cao tốt hay xấu, vận mệnh thế nào?

Trong nhân tướng, phụ nữ có ấn đường nhô cao thường là những người có…

1 năm ago

Đường chỉ tay của người dễ thất bại như thế nào?

Trong nhân tướng học, tướng người dễ thất bại không chỉ nhận diện qua tướng…

1 năm ago

Ấn đường có ý nghĩa gì? Ấn đường thế nào là tốt?

Ấn đường là một trong những cung mệnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến…

1 năm ago

Mắt nhiều tròng trắng thì sao, có tốt không?

Mắt nhiều tròng trắng trong nhân tướng được đánh giá không cao thậm chí còn…

2 năm ago

Đặc điểm nhận diện tướng phụ nữ khổ cực, vất vả

Phụ nữ mà sở hữu đặc điểm ấn đường nhỏ hẹp, trán nhỏ, chân mày…

2 năm ago

Tướng phụ nữ mắt phượng mày ngài tốt hay xấu?

Xưa nay mắt phượng vẫn được xem là tướng mắt cực kỳ đẹp và quý…

2 năm ago