Nấm linh chi nấu với gà có tốt không, hướng dẫn cách nấu?
Chia sẻ

Nấm linh chi nấu với gà có tốt không, hướng dẫn cách nấu?

Với những người thường xuyên mệt mỏi, mới ốm dậy thì ăn một bát nấm linh chi hầm với gà sẽ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Cách nấu đã được hướng dẫn chi tiết trong bài viết.

1. Nấm linh chi nấu với gà có tốt không?

Nấm linh chi và gà đều là 2 loại thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe con người. Việc kết hợp nấm linh chi với gà chưa có nghiên cứu nào đánh giá là gây tác dụng phụ, hại sức khỏ. Do vậy bạn hoàn toàn có thể kết hợp hầm nấm với gà, mang đến món ăn bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm, làm đẹp, tăng sức đề kháng.

Tác dụng của nấm linh chi với sức khỏe:

  • Phòng ngừa ung thư: Dược chất germanium trong nấm linh chi giúp tế bào hấp thụ oxy tốt hơn, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư; polysaccharide làm tăng sự miễn dịch trong cơ thể, làm mạnh gan, diệt tế bào ung thư.
  • Ổn định đường huyết: Một nghiên cứu đánh giá được công bố trên Tạp chí Phytooolization cho thấy, nấm linh chi có thể làm giảm lượng đường trong máu và insulin. Những loại nấm này cũng có khả năng cải thiện cách thức cơ thể sử dụng insulin để vận chuyển đường từ máu đến các mô, do đó nó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Chống hen suyễn: Nấm linh chi chứa các hoạt chất như triterpenes, một loại axit ganoderic giúp giảm dị ứng và phản ứng histamine liên quan đến hen suyễn…
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Peptidoglycans ở nấm linh chi có khả năng kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra các đại thực bào, tăng sinh các dòng tế bào lympho B và lympho T, tăng cường biệt hóa tạo kháng thể, nâng cao hệ miễn dịch ở người…

Trong các dòng nấm linh chi hiện nay, nấm lim xanh được đánh giá cao hơn cả. Loại nấm này có chứa nhiều dược chất quý hơn các loại nấm linh chi khác nên có nhiều công dụng đối với sức khỏe hơn nhưng cũng vì thế mà giá thành cao hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm nếu quan tâm:

Tác dụng của gà đối với sức khỏe:

  • Chống mệt mỏi, trầm cảm: Thịt gà có hàm lượng axit amin tryptophan rất cao, chất này có tác dụng làm tăng nồng độ serotonin trong não, giúp cải thiện tâm trạng, gạt bỏ căng thẳng, mệt mỏi.
  • Bảo vệ tim mạch: Ăn nhiều thịt gà giúp kiểm soát và ngăn chặn hàm lượng Homocysteine – axit amin gây nguy hiểm tim mạch, nhờ đó hỗ trợ bảo vệ trái tim và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
  • Giúp sáng mắt: Thịt gà rất giàu retinol, alpha và beta-carotene, lycopene có nguồn gốc từ vitamin A rất tốt cho sức khỏe của mắt.
  • Làm chắc xương khớp: Thịt gà cũng rất giàu phốt pho – một khoáng chất cần thiết hỗ trợ sự phát triển và vững chắc của răng và xương.
  • Tăng cường cơ bắp: Lượng protein trong thịt gà có tác dụng giúp bạn tăng trưởng và phát triển cơ bắp, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

Nấu gà cùng nấm linh chi sẽ giúp con người tận dụng được dinh dưỡng của cả gà và nấm cùng lúc, mang lại hiệu quả  bồi bổ cơ thể, hỗ trợ chữa bệnh tốt hơn nhiều lần. Tuy nhiên bạn cần phải biết cách chế biến đúng cách mới đảm bảo mang đến nhiều dưỡng chất.

Nấm linh chi có thể nấu với gà nhưng cần biết nấu đúng cách

2. Hướng dẫn cách nấu nấm linh chi với gà

Có rất nhiều công thức chế biến nấm linh chi cùng với gà, dưới đây là một số cách để bạn đọc tham khảo và áp dụng:

Cách 1

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Nấm linh chi: 15g
  • Thịt gà: 300 – 400g
  • Đảng sâm:10g
  • Nhãn nhục:10g
  • Hạt sen:30g
  • Gia vị: đường, muối…

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch nấm linh chi, thái nhỏ
  • Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn, để ráo nước
  • Làm sạch đảng sâm, nhãn nhục, hạt sen
  • Cho thịt gà và các nguyên liệu trên vào nấu đến khi sôi thì để lửa nhỏ hầm thật mềm.
  • Gà mềm rồi thì nêm thêm gia vị vừa ăn

Cách 2

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 15g nấm linh chi, rửa sạch với nước để ráo, thái thành các miếng nhỏ.
  • 1 con gà trống tơ, làm sạch, có thể chặt từng miếng nhỏ vừa ăn hoặc để nguyên con để hầm.
  • Gừng, hành tím.
  • Gia vị: muối, đường, tiêu…

Các bước thực hiện

Lấy gà và 1/2 số linh chi, gừng hành gia vị cho nước vào hầm chín rồi vớt gà cho vào nồi nước dùng đã chuẩn bị sẵn hầm tiếp 15 phút.

Nước dùng đậm đặc thứ hai là được chuẩn bị sẵn với đường phèn, muối, gia vị, bột ngọt với phần 1/2 linh chi còn lại đã được nấu hấp mềm cùng đem đổ nước đều lên gà trên một chảo khác có dầu vừng đun vừa lửa cho đến khi da gà đỏ tươi vàng là được. Đem chia làm 2 bữa ăn trong ngày.

Lưu ý: Để có món nấm linh chi hầm gà bổ dưỡng, bạn cần chú ý khâu chọn nguyên liệu, đặc biệt là nấm linh chi. Bởi hiện nay vì lợi nhuận mà rất nhiều cá nhân, đơn vị bán nấm linh chi rởm, kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

Một số đặc điểm nhận dạng nấm linh chi thật bạn có thể tham khảo:

  • Mặt trên mũ nấm có màu nâu, nâu đỏ, độ bóng cao như được đánh vecni; mặt dưới mũ nấm có màu vàng chanh hoặc vàng nghệ.
  • Mũ nấm có đường kính dao động từ  10 – 12cm, thân nấm ngắn
  • Nấm có mùi thảo dược đặc trưng, khi nấu có vị rất đắng
  • Giá thành nấm linh chi khô dao động từ 4 đến 7 triệu/kg
5/5 - (1 bình chọn)
Dược sĩ Thuỷ

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh. SĐT: 0982419526 Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Recent Posts

Phụ nữ có ấn đường nhô cao tốt hay xấu, vận mệnh thế nào?

Trong nhân tướng, phụ nữ có ấn đường nhô cao thường là những người có…

2 năm ago

Đường chỉ tay của người dễ thất bại như thế nào?

Trong nhân tướng học, tướng người dễ thất bại không chỉ nhận diện qua tướng…

2 năm ago

Ấn đường có ý nghĩa gì? Ấn đường thế nào là tốt?

Ấn đường là một trong những cung mệnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến…

2 năm ago

Mắt nhiều tròng trắng thì sao, có tốt không?

Mắt nhiều tròng trắng trong nhân tướng được đánh giá không cao thậm chí còn…

2 năm ago

Đặc điểm nhận diện tướng phụ nữ khổ cực, vất vả

Phụ nữ mà sở hữu đặc điểm ấn đường nhỏ hẹp, trán nhỏ, chân mày…

2 năm ago

Tướng phụ nữ mắt phượng mày ngài tốt hay xấu?

Xưa nay mắt phượng vẫn được xem là tướng mắt cực kỳ đẹp và quý…

2 năm ago