Chia sẻ

Người bị bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì, uống gì?

Đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục có thể giúp trên 90% người khỏi bệnh. Vậy bạn có biết bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn gì, uống gì chưa?

Bệnh gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Gan là cơ quan nội tạng quan trọng, thực hiện chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời nó còn có nhiệm vụ sản xuất gan mật, cân bằng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động hàng ngày của con người.

Gan bị nhiễm mỡ xảy ra khi hàm lượng mỡ trong gan cao, vượt mức bình thường (2 – 4% trọng lượng gan). Có 3 cấp độ gan nhiễm mỡ chính:

  • Cấp độ 1: lượng mỡ chiếm 5 – 10% trọng lượng gan.
  • Cấp độ 2: lượng mỡ chiếm 10 – 25% trọng lượng gan
  • Cấp độ 3: giai đoạn nặng nhất, tỷ lệ mỡ chiếm trên 30% trọng lượng gan.

Gan nhiễm mỡ khiến tình trạng chức năng gan suy giảm, về lâu dài nếu không điều trị sẽ dẫn đến xơ gan, ung thư gan nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ chủ yếu là do chế độ ăn uống kém lạnh mạnh gây béo phì, thừa cân; rối loạn chuyển hóa lipid; tình trạng kháng insulin, do dùng thuốc…

Tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ khiến cho chức năng gan bị suy giảm

Khi phát hiện mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bạn cần làm gì?

Ngay khi phát hiện bị gan nhiễm mỡ, bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Cần tìm xem nguyên nhân khiến mình bị gan nhiễm mỡ là gì để tìm cách hỗ trợ điều trị phù hợp nhất. Ví dụ: gan nhiễm mỡ do đang trong quá trình dùng thuốc thì nên tạm ngưng dùng, thay đổi loại thuốc khác; gan nhiễm mỡ do béo phì thì cần giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện thể thao.

Nên nghe theo lời khuyên và tư vấn của bác sĩ, không lên mạng hoặc ra cửa hàng thuốc mua thuốc linh tinh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Quá trình điều trị gan nhiễm mỡ cần thời gian ít nhất vài tháng nên đòi hỏi bạn cần thật sự kiên trì.

Phần lớn tình trạng gan nhiễm mỡ ở nước ta là do chế độ ăn uống kém điều độ, do vậy dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý những thực phẩm người bệnh nên ăn, nên uống, nên kiêng để cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Người bị bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì, uống gì?

Trứng, sữa, thịt, các loại đậu đỗ

Khi bị gan nhiễm mỡ, người bệnh thường sẽ phải giảm lượng tinh bột và chất béo trong bữa ăn. Nhưng cơ thể đòi hỏi vẫn phải cung cấp một lượng protein nhất định để đảm bảo cho các hoạt động hàng ngày.

Vì vậy, bạn có thể nạp protein từ thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại đậu đỗ thay vì tinh bột và chất béo như trước.

Lưu ý: Khi chế biến thức ăn, nên bỏ cắt bỏ phần da động vật. Chất béo và calo dư thừa có thể được giảm bằng cách loại bỏ tất cả các chất béo có thể nhìn thấy như da của gia cầm trước khi nấu.

Nấm lim xanh

Nấm lim xanh là dòng nấm quý nhất thuộc họ Nấm linh chi, loại dược liệu này chứa hàm lượng dược chất lớn bao gồm: Germanium, Beta Glucan, Selen, Triterpenes… có tác dụng tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, làm giảm lượng mỡ trong nội tạng (bao gồm cả gan). Dùng nấm lim xanh hãm trà hoặc sắc nước uống liên tục từ 2 tháng trở lên sẽ thấy lượng mỡ trong gan giảm đáng kể. Không chỉ có tác dụng giảm mỡ gan, dược liệu nấm lim xanh còn mang nhiều công dụng tuyệt vời khác: làm đẹp da, tóc; hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường, huyết áp cao, viêm gan, xơ gan; giảm stress, mệt mỏi…

Một số thông tin về nấm lim xanh mà bạn nên tìm hiểu thêm:

Nấm lim xanh có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh gan nhiễm mỡ

Cà phê

Theo các nghiên cứu, những người có gan nhiễm mỡ uống cà phê ít bị tổn thương gan hơn những người không uống. Caffeine làm giảm lượng men gan bất thường của những người có nguy cơ mắc bệnh gan.

Rau xanh

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như cải bó xôi, và cải xoăn, rau muống, bắp cải, su hào, mồng tơi, rau khoai lang, cam quýt, bưởi, táo, ổi… cũng có thể giúp bạn giảm cân do chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng khác, giúp ngăn ngừa tích tụ chất béo trong gan.

Chế độ ăn giàu chất xơ cũng có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường típ 2, một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với gan nhiễm mỡ. Các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, E, giúp phục hồi và đỡ bị rối loạn chuyển hóa thêm nữa từ các bệnh lý của gan hay nhiễm mỡ của gan.

Cá béo

Các loại cá béo ví dụ như cá hồi, cá mòi, cá ngừ… có thể giúp làm giảm tình trạng viêm và tình trạng mỡ thừa tích tụ tại gan, cùng lúc đó, giúp làm giảm chỉ số BMI (chỉ số đo cân nặng) của bạn, theo một nghiên cứu năm 2015. Cá béo cũng rất giàu các axit béo omega 3, rất tốt cho sức khỏe tim mạch và não bộ.

Tác giả nghiên cứu này chỉ ra rằng, các loại cá béo rất có lợi trong việc làm giảm lipid máu khi tiêu thụ trên 2 lần/tuần. Nếu bạn không thể ăn cá, thực phẩm bổ sung dầu cá cũng là một lựa chọn bạn nên cân nhắc. 

Dầu oliu

Dầu ô liu có nhiều axit béo omega-3. Theo các nghiên cứu, dầu ô liu giúp giảm mức độ men gan và kiểm soát cân nặng, do đó rất tốt cho sức khỏe của gan.

Yến mạch

Yến mạch là thực phẩm rất tốt cho gan, đặc biệt là người bị gan nhiễm mỡ, bột yến mạch giàu chất xơ hòa tan giúp giảm lipoprotein mật độ thấp, hay còn gọi là LDL. Các chất xơ hòa tan sẽ làm giảm khả năng ruột hấp thu cholesterol vào máu.

Người bị bệnh gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn gì, uống gì?

Thực phẩm chứa nhiều chất béo: Người bị gan nhiễm mỡ không nên sử dụng mỡ động vật (lợn, bò, gà, vịt…), các món ăn chiên xào, mà  nên thay thế bằng dầu thực vật. Khi dung nạp quá nhiều mỡ động vật vào cơ thể sẽ là gánh nặng cho gan, gan không thể bài tiết mỡ, khiến mỡ tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Ngoài ra người bệnh hạn chế ăn thịt nguội, xúc xích, thịt hộp…

Nội tạng động vật:

Người bệnh gan nhiễm mỡ cũng nên kiêng ăn các loại phủ tạng động vật, như gan, cật, lòng… vì có chứa nhiều cholesterol. Hạn chế được các loại thức ăn này sẽ giúp người bệnh giảm được lượng mỡ thừa và phòng ngừa hoặc làm ổn định bệnh xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì…

Rượu bia: Chất cồn trong bia rượu sẽ khiến tế bào Kupffer làm gián đoạn quá trình oxy hóa acid béo, làm tăng tích lũy và giảm ly giải chất béo, gây mỡ hóa tế bào gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Do vậy người bệnh tốt nhất hạn chế tối đa uống bia rượu để bảo vệ lá gan của mình.

Thực phẩm cay nóng: các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi… và các món ăn chế biến cay nóng bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên kiêng bởi chúng làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Thực phẩm nhiều đường: Người bệnh cần tránh xa các thức ăn có đường như kẹo, bánh quy, nước ngọt có ga. Bởi lượng đường trong máu cao làm tăng lượng mỡ tích tụ trong gan.

Bên cạnh việc duy trì chế độ dinh dưỡng như đã nêu trên thì người bệnh nên khoảng 3 tháng kiểm tra sức khỏe/lần để xem lượng mỡ trong gan có giảm không, nếu giảm thì có nghĩa bạn đang thực hiện đúng phương pháp, trường hợp không giảm hoặc thậm chí mỡ còn tăng thì bạn cần xem xét và thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ để giảm cholesterol, hãy hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc.

5/5 - (1 bình chọn)
Dược sĩ Thuỷ

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh. SĐT: 0982419526 Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Recent Posts

Phụ nữ có ấn đường nhô cao tốt hay xấu, vận mệnh thế nào?

Trong nhân tướng, phụ nữ có ấn đường nhô cao thường là những người có…

2 năm ago

Đường chỉ tay của người dễ thất bại như thế nào?

Trong nhân tướng học, tướng người dễ thất bại không chỉ nhận diện qua tướng…

2 năm ago

Ấn đường có ý nghĩa gì? Ấn đường thế nào là tốt?

Ấn đường là một trong những cung mệnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến…

2 năm ago

Mắt nhiều tròng trắng thì sao, có tốt không?

Mắt nhiều tròng trắng trong nhân tướng được đánh giá không cao thậm chí còn…

2 năm ago

Đặc điểm nhận diện tướng phụ nữ khổ cực, vất vả

Phụ nữ mà sở hữu đặc điểm ấn đường nhỏ hẹp, trán nhỏ, chân mày…

2 năm ago

Tướng phụ nữ mắt phượng mày ngài tốt hay xấu?

Xưa nay mắt phượng vẫn được xem là tướng mắt cực kỳ đẹp và quý…

2 năm ago