Selen trong nấm lim xanh là gì? Selen có ở đâu, tác dụng gì?
Chia sẻ

Selen trong nấm lim xanh là gì? Selen có ở đâu, tác dụng gì?

Sự thiếu hụt selen trong cơ thể sẽ khiến cho bạn có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tim mạch, tuyến giáp, ung thư,… Nấm lim xanh là nguồn bổ sung Selen dồi dào mà bạn có thể lựa chọn. Vậy chất Selen là gì, có tác dụng gì?

1. Selen là gì?

Senlen hay Selenium là một nguyên tố vi lượng trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên.

Selen – chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, là thành phần của hơn hai chục selenoprotein,đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, chuyển hóa hormone tuyến giáp, tổng hợp DNA, ngăn chặn những tổn thương gây ra bởi gốc tự do và nhiễm trùng .

Selen tồn tại ở hai dạng: vô cơ (selenat và selente) và hữu cơ (selenomethionine và selenocysteine). Cả hai dạng đều có nhiều trong các loại thực phẩm.

Trong nấm lim xanh chứa tới 72 μg/g selen, có thể biến đổi sinh học 20–30% selen vô cơ có trong chất nền sinh trưởng thành các protein chứa selen.

2. Tác dụng của Selen đối với sức khỏe con người

Selen có tác dụng đặc biệt tốt trong phòng chống và hỗ trợ điều trị một số bệnh như: ung thư, bệnh tim mạch, suy giảm nhận thức và bệnh tuyến giáp.

Tác dụng của selen đối với bệnh ung thư

Do tác dụng của nó đối với việc sửa chữa DNA, quá trình apoptosis, hệ thống nội tiết và miễn dịch cũng như các cơ chế khác bao gồm đặc tính chống oxy hóa, selen đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng Selen có tác dụng tốt trong việc phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại trực tràng, tuyến tiền liệt, phổi, bàng quang, da, thực quản và dạ dày. Trong một đánh giá của Cochrane về các nghiên cứu phòng ngừa ung thư và selen, những người tiêu thụ selen cao nhất so với nhóm tiêu thụ selen thấp nhất có nguy cơ ung thư thấp hơn 31%, nguy cơ tử vong do ung thư thấp hơn 45%, nguy cơ ung thư bàng quang thấp hơn 33% và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới thấp hơn 22%.

Tác dụng của Selen đối với bệnh tim mạch

Selenoprotein giúp ngăn chặn sự biến đổi oxy hóa của lipid, giảm viêm và ngăn không cho tiểu cầu kết tụ. Vì những lý do này, các chuyên gia đã gợi ý rằng bổ sung selen có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc tử vong liên quan đến bệnh tim mạch.

Một số nghiên cứu quan sát đã phát hiện ra sự đối nghịch giữa nồng độ selen trong huyết thanh và nguy cơ tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch vành.

Tác dụng của Selen với chống suy giảm nhận thức

Nồng độ selen trong huyết thanh giảm dần theo tuổi tác. Nồng độ selen cận biên hoặc thiếu hụt có thể liên quan đến sự suy giảm chức năng não do tuổi tác, có thể do giảm hoạt động chống oxy hóa của selen.

Để tìm ra mối liên quan giữa selen trong huyết tương và tình trạng suy giảm nhận thức, các nhà khoa học đã triển khai đánh giá và cho kết quả là những người có mức selen trong huyết tương thấp hơn sẽ có khả năng bị suy giảm nhận thức theo thời gian cao hơn.

Tác dụng của Selen đối với bệnh tuyến giáp

Nồng độ selen ở trong tuyến giáp sẽ cao hơn ở bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể. Cũng giống như iốt, selen có chức năng quan trọng trong tổng hợp và chuyển hóa hormone tuyến giáp.

3. Lượng Selen cần thiết cho cơ thể theo độ tuổi, giới tính

Lượng Selen cần bổ sung cho cơ thể khác nhau theo từng độ tuổi và giới tính, bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bảng dưới đây:

Độ tuổi Nam giới Nữ giới Phụ nữ có thai Phụ nữ cho con bú
< 7 tháng 15 mcg 15 mcg
7 – 12 tháng 20 mcg 20 mcg
1 – 3 tuổi 20 mcg 20 mcg
4 – 8 tuổi 30 mcg 30 mcg
9 – 13 tuổi 40 mcg 40 mcg
14 – 18 tuổi 55 mcg 55 mcg 60 mcg 70 mcg
19 – 50 tuổi 55 mcg 55 mcg 60 mcg 70 mcg
>50 tuổi 55 mcg 55 mcg

Sự thiếu hụt selen tạo ra những thay đổi sinh hóa có thể khiến cho một người có nguy cơ gặp phải một số bệnh. Ví dụ, sự thiếu hụt selen kết hợp với một tác nhân khác (có thể là nhiễm virus) dẫn đến bệnh Keshan, bệnh cơ tim. Thiếu hụt selen cũng liên quan đến vô sinh nam và có thể đóng một vai trò nào đó trong bệnh Kashin-Beck, bệnh viêm xương khớp. Thiếu hụt selen có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu iốt, có khả năng làm tăng nguy cơ thiểu năng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi bổ sung dư thừa Selen cũng đem đến những tác động không tốt đối với sức khỏe.

4. Selen có ở đâu? Những thực phẩm nào có chứa Selen?

Quả hạch Brazil, hải sản và nội tạng động vật là những nguồn thực phẩm giàu selen nhất. Các nguồn cung cấp Selen khác bao gồm nấm lim xanh, thịt cơ, ngũ cốc, các loại ngũ cốc, và các sản phẩm từ sữa.

Điều đặc biệt bạn cần lưu ý là lượng selen trong một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ phụ thuộc vào các yếu tố của đất (lượng selen trong đất, độ pH của đất, lượng chất hữu cơ trong đất…). Điều này lý giải vì sao cùng là nấm lim xanh nhưng nấm lim xanh rừng tại Tiên Phước, Quảng Nam lại có được đánh giá tốt hơn so với các loại nấm lim xanh được khai thác tại các khu vực khác.

Một số thực phẩm có chứa Selen mà bạn có thể tham khảo là:

Những thực phẩm chứa nhiều Selen

Nguồn Selen trong nấm lim xanh tương đối dồi dào, cùng với sự phối hợp với các dược chất quý hiếm khác mà nấm lim xanh có khả năng chống ung thư đáng kinh ngạc (Tìm hiểu đầy đủ các tác dụng của Nấm lim xanh Tại đây). Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm một số dược chất khác có tác dụng tốt trong việc phòng chống ung thư, bạn có thể tham khảo ngay:

5/5 - (1 bình chọn)
Dược sĩ Thuỷ

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh. SĐT: 0982419526 Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Recent Posts

Phụ nữ có ấn đường nhô cao tốt hay xấu, vận mệnh thế nào?

Trong nhân tướng, phụ nữ có ấn đường nhô cao thường là những người có…

2 năm ago

Đường chỉ tay của người dễ thất bại như thế nào?

Trong nhân tướng học, tướng người dễ thất bại không chỉ nhận diện qua tướng…

2 năm ago

Ấn đường có ý nghĩa gì? Ấn đường thế nào là tốt?

Ấn đường là một trong những cung mệnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến…

2 năm ago

Mắt nhiều tròng trắng thì sao, có tốt không?

Mắt nhiều tròng trắng trong nhân tướng được đánh giá không cao thậm chí còn…

2 năm ago

Đặc điểm nhận diện tướng phụ nữ khổ cực, vất vả

Phụ nữ mà sở hữu đặc điểm ấn đường nhỏ hẹp, trán nhỏ, chân mày…

2 năm ago

Tướng phụ nữ mắt phượng mày ngài tốt hay xấu?

Xưa nay mắt phượng vẫn được xem là tướng mắt cực kỳ đẹp và quý…

2 năm ago