Nấm linh chi nấu với đậu đen có tốt không?
Chia sẻ

Nấm linh chi nấu với đậu đen có tốt không?

Ngoài cam thảo, táo đỏ, xạ đen… thì việc kết hợp nấu nấm linh chi với đậu đen (đỗ đen) cũng được đánh giá tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với người bị huyết áp thấp, mới phẫu thuật xong không nên uống loại dược liệu này.

Nấm linh chi nấu với đậu đen có tốt không?

Nấm linh chiđậu đen đều là những dược liệu, thực phẩm tốt cho sức khỏe con người, nấu cùng với nhau có tác dụng gia tăng vitamin, chất khoáng, dược chất trong nấm. Mặt khác sự kết hợp này còn giúp giảm vị đắng trong nước nấm linh chi, giúp người dùng dễ uống hơn.

Về đậu đen thì có một số công dụng tuyệt vời như: ổn định huyết áp, làm chắc xương khớp, phòng tránh bệnh tim mạch, hỗ trợ trị tiểu đường, giúp đẹp da, ngủ ngon, làm đen tóc…

Nói về nấm linh chi, TS Phạm Việt Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Học Viện Y học cổ truyền Việt Nam cho biết, theo quan niệm của đông y, nấm linh chi vị đắng, tính hàn, lợi về kinh tâm, phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Nấm linh chi là sản phẩm tốt cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh. Trong họ nấm linh chi thì nấm lim xanh được đánh giá mang lượng dược chất nhiều nhất, ước tính dược chất cao hơn 1.5 đến 2 lần so với dòng linh chi khác, nhờ vậy tốt cho sức khỏe nhất. Do vậy nếu đang có ý định mua nấm linh chi về sử dụng, bạn nên lựa chọn loại nấm lim xanh, giá thành có thể cao hơn 1 chút so với các loại linh chi còn lại nhưng giá trị sức khỏe mang lại không thể đong đếm. (Tìm hiểu thêm về giá tại bài Nấm lim xanh giá bao nhiêu)

Nếu bạn quan tâm đến nấm lim xanh, bạn có thể tìm hiểu thêm:

Nơi bán nấm lim xanh

Cách sử dụng nấm lim xanh

Tác dụng của nấm lim xanh

Người bình thường dùng nấm linh chi giảm mệt mỏi, thư giãn thần kinh và cơ thể. Linh chi còn trị chứng đau đầu, mất ngủ, thần kinh suy nhược, stress gây lo âu, căng thẳng, ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch. Chất adenosine trong nấm được chứng minh có tác dụng chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng xơ vữa động mạch vành, loại trừ cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông tuần hoàn máu…

Dược sĩ chuyên khoa 1 Trương Thành Trong cho biết một trong những dược chất quý hiếm của nấm linh chi là germanium, có tác dụng loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Ngoài ra nấm giàu polysaccharide giúp khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy, thúc đẩy quá trình tiết insulin, giảm đường huyết trong máu ở người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên để chọn được nấm linh chi tốt nhất thì bắt buộc bạn phải chọn những cây nấm có lượng bào tử cao, bởi hầu hết dược chất trong nấm đều tập trung ở bào tử.

Nấm linh chi có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, có thể nấu cùng đậu đen

Cách chế biến nấm linh chi kết hợp đậu đen

Chuẩn bị: 10 – 30g nấm linh chi (liều lượng nấm sử dụng tùy vào thể trạng sức khỏe của người dùng, người khỏe mạnh hoặc mắc các bệnh lý nhẹ thì dùng 10g, còn người mắc bệnh lý nặng như ung thư, tiểu đường… dùng từ 20 – 30g), 20 – 30g đậu đen, nồi nấu. Bạn cần đặc biệt lưu tâm đến chất liệu nồi sử dụng nấu nấm linh chi, bởi chọn sai loại nồi sẽ dễ khiến dược chất quý trong nấm bị biến đổi, nguy hiểm sức khỏe. (Tham khảo thêm: Nên sử dụng nồi gì nấu nấm linh chi)

Cách thực hiện:

Bước 1:Đậu đen đem rang thơm, nấu cùng với 0.5 lít nước.

Bước 2: Nấm linh chi rửa sạch, cho vào nồi đun cùng 1 đến 1.5 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn lửa nhỏ, đun tiếp cho tới khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 0.8 đến 1 lít nước.

Bước 3: Khi uống thì đổ 2 nước này vào với nhau, khuấy đều. Có thể uống nóng hoặc lạnh đều được.

Uống mãi nấm linh chi nấu với đậu đen cũng sẽ dễ ngán, thay vào đó bạn nên tìm hiểu các công thức chế biến nấm linh chi cùng với nguyên liệu khác để đa dạng hơn về hương vị nhé. Chúng tôi xin giới thiệu 2 công thức chế biến nấm linh chi đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay:

Nấm linh chi nấu với cam thảo

Nấm linh chi nấu với táo đỏ

Cần chú ý gì khi uống nước nấm linh chi nấu với đậu đen?

Nên uống nấm linh chi nấu với đậu đen vào mỗi buổi sáng, lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu thải độc của nấm. Khi sử dụng có biểu hiện đi tiểu nhiều lần chứng tỏ nấm tác dụng thanh lọc chất độc trong cơ thể.

Sau 2-3 ngày dùng nấm linh chi nấu với đỗ đen, cơ thể người dùng có thể xuất hiện những triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, mẩn ngứa. Bệnh nhân ung thư, tiểu đường có cảm giác bệnh nặng lên. Đó là dấu hiệu bình thường do cơ thể chưa thích ứng với các dược chất trong nấm mà thôi, không đáng ngại. Bạn có thể giảm lượng dùng hoặc ngừng hẳn 4-5 ngày, sau đó sử dụng trở lại, triệu chứng trên sẽ không còn. 

Người bệnh huyết áp thấp không nên dùng nấm linh chi bởi khi dùng sẽ khiến huyết áp xuống quá thấp gây nên tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hình thành các màng máu, tình trạng chảy máu mất kiểm soát. Ngược lại những người huyết áp cao dùng nấm linh chi lại rất tốt.

Những người vừa mới phẫu thuật hay đang chờ phẫu thuật không nên sử dụng nấm linh chi nấu cùng đỗ đen bởi cơ thể lúc này cần sự ổn định để theo dõi các tác dụng phụ trước và sau phẫu thuật.

Nhiều người vì uống nấm linh chi với đậu đỏ cảm thấy đắng nên bỏ đường vào cho dễ uống hơn. Tuy nhiên đây là điều tuyệt đối không nên. Lý do bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc kết hợp vậy khiến hàm lượng dược chất trong nấm giảm đi đáng kể.

Người hay bị chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn cũng không nên dùng nấm linh chi bởi sẽ càng khiến tình trạng sức khỏe tệ hơn.

Việc sử dụng nấm linh chi kết hợp với đỗ đen muốn mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe phải sử dụng đều đặn, liên tục trong thời gian dài (ít nhất từ 2 tháng trở lên). Nếu sử dụng 1 – 2 tuần rồi bỏ thì khó mang lại kết quả như mong muốn.

Nấm Linh Chi chỉ là một loại thảo dược giúp ích cho sức khỏe nhưng không thể thay thế thuốc chữa bệnh nên không xem là thuốc đặc trị, các trường hợp bệnh nặng nên kết hợp với tây y, nghe theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hiệu quả hơn.

Xem thêm: Đang uống thuốc tây có uống được nấm linh chi không?

Trên đây bài viết đã hướng dẫn bạn chi tiết cách nấu nấm linh chi kết hợp với đậu đen. Hy vọng bạn sẽ biết cách nấu và cách dùng đúng cách để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Để biết những ai nên sử dụng nấm linh chi, bạn có thể tìm hiểu thêm tại:

5/5 - (1 bình chọn)
Dược sĩ Thuỷ

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh. SĐT: 0982419526 Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Recent Posts

Phụ nữ có ấn đường nhô cao tốt hay xấu, vận mệnh thế nào?

Trong nhân tướng, phụ nữ có ấn đường nhô cao thường là những người có…

2 năm ago

Đường chỉ tay của người dễ thất bại như thế nào?

Trong nhân tướng học, tướng người dễ thất bại không chỉ nhận diện qua tướng…

2 năm ago

Ấn đường có ý nghĩa gì? Ấn đường thế nào là tốt?

Ấn đường là một trong những cung mệnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến…

2 năm ago

Mắt nhiều tròng trắng thì sao, có tốt không?

Mắt nhiều tròng trắng trong nhân tướng được đánh giá không cao thậm chí còn…

2 năm ago

Đặc điểm nhận diện tướng phụ nữ khổ cực, vất vả

Phụ nữ mà sở hữu đặc điểm ấn đường nhỏ hẹp, trán nhỏ, chân mày…

2 năm ago

Tướng phụ nữ mắt phượng mày ngài tốt hay xấu?

Xưa nay mắt phượng vẫn được xem là tướng mắt cực kỳ đẹp và quý…

2 năm ago