Người bị bệnh tim có uống được nấm linh chi không?
Chia sẻ

Người bị bệnh tim có uống được nấm linh chi không?

Với các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch vành, thiếu máu cơ tim… việc sử dụng nấm linh chi được đánh giá có tác dụng rất tốt, giảm những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh tim mạch nguy hiểm như thế nào?

Các bệnh lý tim mạch thường gặp bao gồm: bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, phình động mạch, thiếu máu cơ tim,… Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới, nhiều hơn cả bệnh lý ung thư, dù là ở các nước đã hay đang phát triển. Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.

Nguyên nhân thường gặp của bệnh lý tim mạch ở tuổi trưởng thành và trung niên: Hút thuốc, béo phì, ít vận động, căng thẳng (stress), chế độ ăn nhiều muối, chất béo, rượu bia, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường…

Người bệnh tim mạch có uống được nấm linh chi không?

Đối tượng bệnh nhân chủ yếu mắc bệnh tim mạch là người béo phì, người bị tiểu đường, huyết áp… Nấm linh chi có tác dụng hỗ trợ điều trị những bệnh này, từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch hơn.

Kết quả nghiên cứu cho hay Nấm linh chi giúp giảm lượng cholesterol rất tốt cho người máu nhiễm mỡ, giảm xơ vữa động mạch. Bởi vì Cholesterol trong máu tăng cao chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch. Đối với những người có lượng mỡ trong máu cao, hay bị xơ vữa động mạch, dùng nấm linh chi sẽ giúp giảm cholesterol và nhóm lipoprotein trong máu tăng cao từ đó giúp cho hệ số tim mạch giảm dần. Cũng với tác dụng này, các dược chất có trong nấm linh chi giúp giảm sự kết dính của các tiểu cầu, và giảm nồng độ mỡ trong máu để tránh các cơn co thắt mạch máu. Từ đó, giúp tăng quá trình tuần hoàn máu, máu lưu thông tốt hơn, hệ tim mạch cũng hoạt động hiệu quả hơn.

Nấm Linh Chi có chứa hoạt chất Adenosine. Đây là một trong những loại chất có hoạt tính dược lý rất mạnh, cấu tạo cơ bản gồm nucleosidepurine giúp làm giảm cholesterol và mỡ trong cơ thể. Chúng giúp thông thoáng động mạch, ngăn ngừa mảng bám và sự tắc nghẽn của hệ thống tuần hoàn, từ đó lưu lượng máu cung cấp đến tim được đầy đủ và đảm bảo quá trình hoạt động của tim mạch được tốt nhất.

Nấm linh chi giúp điều trị tăng lipid máu và làm tan huyết khối: Lipid máu quá cao sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Hơn nữa, sự tích tụ các huyết khối trong máu cũng là nguy cơ dẫn đến tình trạng máu dễ bị tắc nghẽn trên các thành mạch vành. Sử dụng nấm linh chi thường xuyên sẽ là giải pháp hiệu quả giúp giảm lipid máu hiệu quả. Đồng thời, làm tan huyết khối, từ đó giúp máu lưu thông và vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể.

Không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà nấm Linh Chi còn có tác dụng đối với hệ tuần hoàn, điều hòa lượng đường trong máu, giải độc gan. Đồng thời chúng tăng cường khả năng chuyển hóa chất và đào thải độc, giảm bệnh tiểu đường. Đây cũng là giảm những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Nấm linh chi rừng Việt Nam hay còn gọi là Nấm lim xanh hiện được đánh giá rất cao cả về số lượng và hàm lượng dược chất chứa trong chúng. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những công dụng khác của nấm lim xanh tại:

Bệnh nhân tim mạch uống nấm linh chi như thế nào tốt nhất?

Uống nấm linh chi tán bột

Bạn chuẩn bị 400g nấm linh chi khô, đem nghiền nhuyễn thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 2 thìa nhỏ bột nấm (tương đương khoảng 10 – 15g bột) pha cùng với 1.5 lít nước lọc, khuấy đều lên rồi uống. Có thể uống cả cặn bột để hấp thụ tối đa dược chất.

Sắc nước nấm linh chi

Chuẩn bị 15 – 20g nấm linh chi, đem rửa sạch, thái nhỏ. Tiếp đến cho nấm vào nồi, đổ 2 lít nước lọc vào, đun cho tới khi nước trong nồi cạn chỉ còn khoảng 1.5 lít thì tắt bếp, chắt nước ra và sử dụng. Để nước nấm linh chi bớt đắng, người bệnh có thể cho thêm một số loai dược liệu khác. Tham khảo thêm tại:

Lưu ý:

  • Nước nấm linh chi nên uống ngay trong ngày, tuyệt đối không để sang ngày hôm sau.
  • Nếu đang uống thuốc Tây, khoảng cách uống thuốc Tây và nấm cần ít nhất 1 tiếng để tránh những tương tác, phản ứng không mong muốn.
  • Những người bắt đầu uống nên dùng từ 5 – 10g/ ngày, sau đó mới dần tăng để cơ thể làm quen với các dược chất trong nấm.
  • Không tự ý kết hợp nấu nấm cùng với các dược liệu khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, thầy thuốc.
  • Cần uống liên tục từ 4 tháng trở lên để thấy hiệu quả rõ
  • Nếu phát hiện nấm linh chi bị mốc, tuyệt đối không nên dùng để tránh ngộ độc.

Ngoài nấm linh chi, bệnh nhân tim mạch cần chú ý gì khác?

Có chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh tim mạch, nó có thể làm chậm hoặc thậm chí đảo ngược quá trình thu hẹp động mạch của tim, giúp ngăn ngừa các biến chứng sau này. Đây chính là “chìa khóa” để phòng chống bệnh tim mạch. 

Người bệnh nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, khoai lang, nấm, cá, trà xanh…

Hạn chế ăn các đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh như xúc xích, lạp xưởng… nhiều chất bảo quản, phụ gia, đồ ngọt, thuốc lá, rượu bia…

Tập thể dục

Các bài tập thể dục hoặc chơi thể thao như bơi lội, tennis, đá bóng… sẽ giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, giảm mỡ, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn hơn.

Thắc mắc người bị bệnh tim có uống được nấm linh chi không đã được giải đáp trong bài viết. Mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc bản thân hoặc người thân tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Dược sĩ Thuỷ

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh. SĐT: 0982419526 Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Recent Posts

Phụ nữ có ấn đường nhô cao tốt hay xấu, vận mệnh thế nào?

Trong nhân tướng, phụ nữ có ấn đường nhô cao thường là những người có…

2 năm ago

Đường chỉ tay của người dễ thất bại như thế nào?

Trong nhân tướng học, tướng người dễ thất bại không chỉ nhận diện qua tướng…

2 năm ago

Ấn đường có ý nghĩa gì? Ấn đường thế nào là tốt?

Ấn đường là một trong những cung mệnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến…

2 năm ago

Mắt nhiều tròng trắng thì sao, có tốt không?

Mắt nhiều tròng trắng trong nhân tướng được đánh giá không cao thậm chí còn…

2 năm ago

Đặc điểm nhận diện tướng phụ nữ khổ cực, vất vả

Phụ nữ mà sở hữu đặc điểm ấn đường nhỏ hẹp, trán nhỏ, chân mày…

2 năm ago

Tướng phụ nữ mắt phượng mày ngài tốt hay xấu?

Xưa nay mắt phượng vẫn được xem là tướng mắt cực kỳ đẹp và quý…

2 năm ago