Ăn tôm có tác dụng gì? Ăn tôm có bị mập không?

Ăn tôm có tác dụng gì? Ăn tôm có bị mập không?

Cập nhật lần cuối vào 08/02

Thường xuyên ăn tôm mang đến nhiều giá trị sức khỏe tốt cho con người: giảm đau kinh nguyệt, chống ung thư, phát triển não bộ… Ăn tôm có bị mập không sẽ phụ thuộc vào cách ăn và chế biến.

Thành phần chất dinh dưỡng có trong tôm

Giá trị dinh dưỡng cơ bản trong 100g tôm gồm:

  • Calo: 99 kcal
  • Lipid: 0,3 g
  • Chất béo bão hoà: 0,1 g
  • Chất béo không bão hòa đa: 0,1 g
  • Axit béo không bão hòa đơn: 0 g
  • Cholesterol: 189 mg
  • Selenium: 48% RDI
  • Natri: 111 mg
  • Kali: 259 mg
  • Cacbohydrat: 0,2 g
  • Protein: 24 g
  • Canxi: 70 mg
  • Sắt: 0,5 mg
  • Magie: 39 mg 
  • Omega-3: 540 mg
  • Ngoài ra tôm còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác…
Tôm không chỉ là thức ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Tôm không chỉ là thức ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Ăn tôm có tác dụng gì?

Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời của tôm:

Ăn tôm có tác dụng chống ung thư

Lipid trong tôm giàu chất carotenoid và axit béo không bão hòa đa (PUFAs). Một số nghiên cứu đã chứng minh loại hải sản này có tính chống ung thư nhờ sở hữu một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa, chống viêm và chống suy nhược mạnh mẽ.

Tôm cũng chứa selen – “khoáng chất vi lượng”, là thành phần chính của các enzym chống oxy hóa (như glutathione peroxidase), có tác dụng chống lại sự hiện diện và tác động hủy diệt của các gốc tự do có thể gây ung thư. Ngoài ra, selen làm chậm sự phát triển của khối u bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch và ức chế sự hình thành các mạch máu dẫn đến các khối u.

Ngoài tôm thì nhiều thực phẩm và dược liệu khác chứa selen: thịt gà, cà rốt, chuối, quả hạch và đặc biệt là nấm lim xanh. Nấm lim xanh được biết đến là “thần dược” có khả năng hỗ trợ nhiều bệnh lý, bao gồm cả ung thư (Tìm hiểu thêm về công dụng của nấm lim xanh Tại đây). Trong nấm chứa các dược chất quý như: Beta Glucan, Selen, Triterpenes… hỗ trợ tiêu diệt ức chế tế bào ung thư, phát huy tác dụng thuốc điều trị bệnh, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ quá trình hóa trị và xạ trị ung thư.

Tốt cho tim mạch

Tôm là nguồn thực phẩm giàu axit béo omega-3, nó giúp làm giảm cholesterol trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các cơn đau tim và đột quỵ.

Tốt cho não bộ

Tôm chứa axit omega-3 giúp phát triển rất nhiều chức năng của não và cung cấp nhiều năng lượng hơn cho não. Ăn tôm liên tục có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Với cha mẹ cũng nên thường xuyên cho trẻ ăn tôm để giúp con phát triển trí não, thông minh, nhận thức nhanh ngay từ khi còn nhỏ.

Tốt cho thị lực

Các nghiên cứu cho thấy tôm có chứa một hợp chất giống như heparin. Nó có thể giúp điều trị AMD mạch máu. Astaxanthin được tìm thấy trong tôm cũng làm giảm mỏi mắt. Đặc biệt đối với những người sử dụng máy tính trong thời gian dài.

Chắc khỏe xương khớp

Chắc khỏe xương khớp là đáp án cho câu hỏi ăn tôm có tác dụng gì. Amy Gorin, chuyên gia dinh dưỡng kiêm người đứng đầu Hiệp hội Amy Gorin Nutrition ở Thành phố New York cho biết, tiêu thụ những loại thực phẩm như rau dền, sữa và hải sản có thể ngăn ngừa các bệnh về xương khớp. Tôm là nguồn cung cấp nhiều canxi nhất trong số các sinh vật biển. Một con tôm tươi chứa khoảng 52 mg canxi, 37 mg magie và 152 IU vitamin D.

Tất cả hợp chất quan trọng này góp phần duy trì sức khỏe xương và giúp ngăn ngừa vấn đề sức khỏe như loãng xương, viêm xương khớp.

Giảm đau bụng thời kỳ kinh nguyệt

Tôm rất giàu cholesterol “tốt” HDL và axit béo omega-3. Điều này sẽ chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của axit béo omega-6 và giúp các bạn nữ giảm bớt những cơn đau bụng kinh nguyệt. Ngoài ra, nó cũng thúc đẩy sự lưu thông máu tốt hơn tới các cơ quan sinh sản.

Đẩy lùi lão hóa da

Tôm chứa hàm lượng astaxanthin cao – một chất chống oxy hóa mạnh có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu lão hóa trong da liên quan đến tia UVA và ánh sáng mặt trời.

Tốt cho bà bầu và thai nhi

Trong mỗi 100g tôm chứa 1,8g sắt. Chất sắt rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ và bổ sung máu cho bào thai, giảm nguy cơ sinh non.

Omega-3 trong tôm là siêu dưỡng chất tham gia vào quá trình phát triển hệ thần kinh và mắt của thai nhi. Omega-3 chứa EPA và DHA giúp trẻ thông minh ngay từ trong bào thai.

Ăn nhiều tôm có tốt không?

Nhiều người có sở thích và thói quen ăn nhiều tôm vì nghĩ đây là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, photpho, acid béo, canxi, các chất khoáng… nếu được hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy.

Theo nghiên cứu, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày và trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi.

Những thắc mắc thường gặp khi ăn tôm?

Người bị ho ăn tôm được không?

Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Ăn tôm có mập không?

Protein trong tôm được đánh giá là protein lành mạnh hơn protein trong thịt đỏ, hàm lượng tương tự như trong thịt gà. Tôm cũng chứa rất ít chất béo, chất béo này lại là chất béo chưa bão hòa có khả năng làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, do vậy nếu ăn với lượng vừa phải sẽ không gây béo, nên bạn hoàn toàn có thể an tâm. Để cảm nhận được hương vị tự nhiên và tránh lượng dầu mỡ hấp thụ vào cơ thể thì bạn nên chọn tôm hấp 

Ăn tôm có để lại sẹo không?

Tôm lại được xếp vào nhóm những thực phẩm cần kiêng với những người có vết thương hở và sẹo lồi. Bởi lẽ, tôm có vị tanh và dễ kích ứng da, khiến tình trạng sẹo thêm đỏ tấy và ngứa rát khó chịu.

Ăn tôm có nổi mụn không?

Hàm lượng canxi và iot cao nên cũng là một món ăn nóng, có thể gây mụn trên da đối với một số người. “Từ những năm 1960, iốt đã được biết đến là chất làm nghiêm trọng hóa mụn trứng cá”, tiến sĩ Harvey Arbesman tại Đại học Buffalo (Mỹ) khẳng định.

Ăn tôm kiêng gì?

Khi nấu, chế biến, ăn tôm, bạn tránh kết hợp tôm với các thực phẩm sau:

  • Thịt gà: Trong Đông Y thịt gà nấu với tôm gây ra hiện tượng động phong, khiến cơ thể ngứa ngáy khắp người.
  • Đậu nành: Đậu nành rất giàu protein, có công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả, nhưng khi ăn kèm với tôm sẽ gây khó tiêu
  • Cà chua: Tôm ăn chung với cà chua sẽ sinh ra hợp chất asen (thạch tín), vì vậy cần tránh kết hợp tôm với cà chua.
  • Trà xanh: Trong tôm có nhiều canxi khi uống trà trước và sau khi ăn tôm, sẽ gây ra phản ứng với axit tannic trong trà sẽ tạo thành canxi không hoà tan, nếu lặp lại nhiều và thời gian dài sẽ gây kích ứng đến dạ dày.
  • Bia: Trong bia có nhiều vitamin B1 kết hợp với các chất đạm trong tôm tạo ra kết tủa, nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến sỏi thận.
  • Sữa: Khi ăn hải sản nói chung và tôm nói riêng xong không nên uống sữa bởi vì hải sản có mùi tanh, mà sữa lại vị ngọt, nên ăn xong mà uống sữa sẽ rất khó chịu, rất dễ bị buồn nôn và mất đi cảm giác ngon miệng.

Những ai không nên ăn tôm?

  • Người yếu bụng: Người yếu bụng ăn nhiều hải sản tanh như tôm sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Người bị hen suyễn: Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản.
  • Người đang bị ho, người bị dị ứng với tôm
  • Người mắc bệnh gout: Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purin quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Cần chú ý gì khi ăn tôm?

Không nên ăn tôm tái/tôm sống: Bởi tôm có thể chứa vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc gây ra bệnh tật.

Không nên ăn vỏ tôm: Nhiều người cho rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi nhất, vì vậy, khi ăn họ thường cố gắng ăn cả vỏ. Tuy nhiên, thực tế thì vỏ tôm không hề giàu canxi, mà là chất kitin (một dạng polymer). Khi ăn nhiều vỏ tôm – chất kitin sẽ khiến khó tiêu.

Để đảm bảo ăn tôm an toàn nên nấu chín, hấp, luộc, hoặc chiên với ít dầu mỡ. Không nên nấu tôm với bơ, dầu, nhiều muối.

Thắc mắc ăn tôm có tác dụng gì, ăn tôm có mập không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Mỗi tuần nên bổ sung 2 – 3 bữa tôm vào thực đơn ăn uống để mang đến nhiều giá trị sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top