Người bị bệnh viêm gan B nên ăn gì, uống gì?

Người bị bệnh viêm gan B nên ăn gì, uống gì?

Cập nhật lần cuối vào 03/07

Bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, điều độ. Sử dụng nấm lim xanh được đánh giá rất cao trong việc ức chế sự phát triển của virus HBV – virus gây bệnh viêm gan B.

Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?

Bệnh viêm gan B do virus HBV gây ra, bệnh có thể lây truyền qua các con đường máu, tình dục, mẹ sang con. Đối với đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi bị nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại virus HBV, và tình trạng này gọi là bệnh viêm gan B “cấp tính”, bệnh xảy ra trong thời gian ngắn. Bệnh viêm gan B “mãn tính” khi người bệnh nhiễm HBV trong 6 tháng hoặc lâu hơn.

Về triệu chứng, bệnh nhân viêm gan B trong những năm đầu không gây ra triệu chứng gì hoặc có thì cũng rất mơ hồ nên hầu như mọi người thường bỏ qua, không biết, cho tới khi khám sức khỏe xét nghiệm máu mới phát hiện được. Về lâu dài nếu không có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, virus viêm gan B có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng, suy gan và thậm chí ung thư gan hết sức nguy hiểm.

Cần làm gì khi phát hiện mình bị viêm gan B?

Ngay khi phát hiện mình bị viêm gan B, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà hãy:

  • Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa, lắng nghe các lời khuyên, thực hiện uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ (nếu có).
  • Định kỳ ít nhất 6 tháng nên đi kiểm tra sức khỏe gan, xem mức độ tổn thương gan có diễn tiến xấu không.
  • Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kim tiêm… với người khác.
  • Khi quan hệ tình dục, chú ý đeo bao cao su để tránh lây nhiễm, tránh đụng chạm vết thương hở với người khác để hạn chế lây nhiễm. Trong trường hợp muốn có con, tránh lây viêm gan B cho con nhỏ thì hỏi bác sĩ về các biện pháp tiêm phòng cho mẹ và bé ngay sau sinh…
  • Tăng cường tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ để cơ thể nâng cao sức đề kháng, ức chế sự gia tăng của virus viêm gan trong cơ thể.
  • Quan trọng nhất là cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường ăn, uống những thực phẩm có lợi cho gan, tránh các thực phẩm làm hại men gan, chứa nhiều độc tố gây suy giảm chức năng gan.

Người bị bệnh viêm gan B nên ăn gì, uống gì?

Những thực phẩm tốt cho người bị viêm gan B

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế chứa tất cả các lợi ích dinh dưỡng có trong lớp cám và mầm. Ngũ cốc nguyên chất rất giàu vitamin B, chất xơ, carbohydrate, khoáng chất và protein, và các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B6, vitamin E, magie, kẽm và đồng.

Người bị viêm gan B thường thiếu năng lượng và mệt mỏi. Do đó, cần ăn chế độ ăn giàu nhiên liệu gồm ngũ cốc nguyên hạt, như gạo lứt, bột yến mạch, bánh mì nguyên hạt và hạt kê.

Uống nhiều nước

Uống đủ nước là một điều vô cùng quan trọng với người bệnh viêm gan B. Khi gan bị tổn thương, quá trình đào thải độc tố sẽ bị suy giảm. Vì vậy, người bệnh viêm gan cần được cung cấp đầy đủ lượng nước (từ 1,5L đến 2L mỗi ngày) để giảm gánh nặng cho gan. 

Trong quá trình hồi phục gan, bệnh nhân có thể kết hợp những dược liệu đông y như cà gai leo, atiso và đặc biết là nấm lim xanh. Nấm lim xanh là một trong những dược liệu quý được dùng cho vua chúa thời xưa, nó được mệnh danh là thần dược với sức khỏe nhờ công dụng hỗ trợ nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, huyết áp cao…(Xem đầy đủ trong bài Tác dụng nấm lim xanh). Đặc biệt dược chất như beta glucan, germanium… trong nấm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ tiêu diệt, ức chế virus viêm gan – tác nhân gây ra bệnh viêm gan siêu vi B, làm mát và thải độc gan, hạ men gan, tăng cường chức năng gan… Thêm vào đó, hoạt chất dược tính mạnh – Polysaccharides và triterpenes trong nấm lim xanh giúp ngăn ngừa viêm gan cấp tính. Nhờ tác dụng tuyệt vời đối với gan mà giá 1kg nấm lim xanh khô cũng không hề rẻ.

Theo một số thí nghiệm, nghiên cứu cũng chỉ ra, thành phần dược tính của dược liệu nấm lim xanh có tác dụng trong phòng chống bệnh ở gan gây ra bởi CCl4 (cacbon tetraclorua). Đồng thời, chúng bổ sung, cải thiện plasma trong các thông số sinh hóa, bảo vệ gan không bị nhiễm độc bởi CCL4. Sử dụng nấm lim xanh kích thích tiết interferon nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, củng cố, nâng cao khả năng tái sinh của tế bào gan cũng như đẩy mạnh quá trình phục hồi của tế bào gan tổn thương.

Uống nấm lim xanh đều đặn liên tục trong 3 tháng bạn sẽ thấy gan và cơ thể khỏe hơn, phòng ngừa các bệnh cảm cúm thông thường…

Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài Nấm lim xanh chữa viêm gan B.

Thịt trắng, dầu thực vật

Người bị viêm gan B được khuyên nên sử dụng đạm ít béo nhưng có hàm lượng dinh dưỡng cao như thịt trắng (gà, thịt heo, cá…). Lượng đạm nạp cần thiết cho cơ thể trong một ngày vào khoảng 50 – 70gr. Đối với dầu mỡ, lượng cần thiết trong một ngày là 15gr. Bạn nên lựa chọn dầu chiết xuất từ thực vật như dầu vừng, dầu đậu nành.

Rau xanh, hoa quả

Bệnh nhân viêm gan B nên ăn nhiều nho, cam, chuối,  táo cũng như các loại rau xanh: súp lơ, cải xoăn, mồng tơi, rau muống, rau bí… vì trong các loại rau củ quả có chứa các khoáng chất như canxi, kali, phốt pho, sắt, protein và vitamin B1, B2, B6, C và flavonoid, chất oxy hóa giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào gan khỏi hư hại…

Người bị bệnh viêm gan B nên kiêng ăn gì, uống gì?

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: nướng, chiên, xào
  • Thức ăn nhanh: xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng, đồ hộp… vì chúng chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản.
  • Bún, bánh tráng, phở: các thực phẩm này hiện nay đa phần đều chứa hàn the, chất làm trắng… ăn vào rất hại gan.
  • Nội tạng động vật: lòng, gan, mề… ăn nhiều sẽ cản trở bài tiết mật, quá trình lọc thải độc tố
  • Thực phẩm tái, sống, chưa được nấu chín kỹ
  • Món ăn nêm quá mặn, thực phẩm chứa độc tố như măng tươi, sắn tươi, khoai mì, cà chua xanh, khoai tây mọc mầm…
  • Hạn chế ăn các loại thịt giàu đạm: baba, dê, bò,…
  • Gia vị cay nóng: ớt, hạt tiêu, gừng…
  • Rượu bia, nước ngọt, đường, thuốc lá…

Một số lưu ý đối với bệnh nhân viêm gan B trong chế độ ăn uống

Một số lưu ý khi phát hiện người bệnh viêm gan B bị chướng bụng thì nên ngừng uống sữa bò, ăn đường cũng như muối ăn. Người bệnh xuất hiện các hiện tượng phù thũng, chướng bụng, người bệnh cần giảm ngay lượng đường trong chế độ ăn, cũng như có cải thiện thực đơn và thay đổi cách chế biến hạn chế đường một cách tối đa. Khi phát hiện hiện tượng thủy thũng, công năng thận, người bệnh cần hạn chế ăn muối, không dùng quá 4g muỗi mỗi ngày, uống nhiều nước để bù vào lượng nước mất đi.

Tùy thuộc bạn bị viêm gan B cấp tính hay mãn tính mà nguyên tắc nhu cầu ăn uống cũng có đôi chút khác biệt::

  • Viêm gan B cấp: năng lượng là 25Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 0,4-0,6 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 10-15% tổng số năng lượng, ăn từ 6-8 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.300-1.400 Kcal/ngày, lượng protein từ 20-30 gam, Lipid từ 15-20 gam, glucid 250-280 gam, nước từ 2-2,5 lít.
  • Viêm gan B mạn tính: năng lượng là 35 Kcal/kg cân nặng/ngày, protid 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày, Lipid từ 15-20% tổng số năng lượng, ăn từ 3-4 bữa/ngày. Về cơ cấu khẩu phần: năng lượng cần từ 1.800-2.000 Kcal/ngày, lượng protein từ 50-75 gam, Lipid từ 30-40 gam, glucid 310-340 gam, nước từ 1,5-2,0 lít.

Viêm gan B hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn tuân thủ đúng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các kiến thức người bệnh viêm gan B nên ăn gì, uống gì trên đây hy vọng bạn sẽ áp dụng để ngày càng khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng sống mỗi ngày hơn nhé!

Xem thêm: Tổng hợp 7 thực phẩm tốt cho gan bạn nên bổ sung thường xuyên

5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top