Người bị bệnh gout nên ăn gì, uống gì?

Người bị bệnh gout nên ăn gì, uống gì?

Cập nhật lần cuối vào 03/07

Bệnh nhân gout (gút) nếu duy trì, kiểm soát được chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hạn chế được các biến chứng. Vậy người bị bệnh hgout nên ăn gì, uống gì?, điều độ sẽ giúp cân bằng, điều hòa lượng axit uric trong máu, tránh gây ra các biến chứng về khớp, thận, tim nghiêm trọng.

Bệnh gout nguy hiểm như thế nào?

Bệnh gout (gút) còn có tên gọi khác là thống phong. Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa nhân purin diễn ra trong thận. Từ đó khiến thận suy yếu và không thể tiếp tục đào thải axit uric từ trong máu dẫn đến tích tụ tại các khớp, gây sưng, đau đột ngột ở các khớp.

Bệnh gout không được phát hiện và điều trị sớm càng để lâu sẽ càng nặng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: biến dạng xương khớp, nhiễm trùng, mất chức năng tay chân – nguy cơ tàn phế, sỏi thận, mắc bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim… Do vậy ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức các khớp xương, sưng tấy khớp, bạn nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán bệnh.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng gì đến sức khỏe bệnh nhân gout?

Đối với bệnh nhân mắc bệnh gout, việc duy trì, kiểm soát chế độ ăn lành mạnh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt, giảm nguy cơ biến chứng xấu. Ngược lại đối với các bệnh nhân không chịu kiêng ăn, uống 1 số thực phẩm gây hại có thể khiến bệnh tình nhanh diễn tiến xấu, nguy hiểm đến tính mạng.

Người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc ăn các thực phẩm chứa ít purin để đảm bảo sức khỏe được tốt nhất. Thực phẩm được coi là ít purine khi chứa ít hơn 100mg trên tổng khối lượng 100g. Sở dĩ nên hạn chế ăn thực phẩm nhiều purine là bởi chất này khi bị phân giải trong quá trình tiêu hóa sẽ sản sinh ra axit uric, làm tăng nồng độ chất này trong máu. Vì axit uric tích tụ trong cơ thể dẫn đến bệnh gout, làm bùng phát các cơn gout nên thực phẩm ít purin được xem là an toàn cho người bệnh. Để cân đối chất dinh dưỡng cho cơ thể, người bệnh gout nên cung cấp các thành phần sinh năng lượng trong mỗi bữa ăn theo tỉ lệ: Đạm <10%; chất béo có lợi 15-20%; Tinh bột 70%.

Song song việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân gout cũng cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng, khám sức khỏe định kỳ và tăng cường tập thể dục.

Chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh Gout
Chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh Gout

Người bị bệnh gout nên ăn gì, uống gì?

  • Thịt trắng: Bệnh nhân gout nên ăn các loại thịt có màu trắng (thịt cá sông, thịt lườn gà, thịt heo…) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn so với các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, cừu…
  • Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate: Bao gồm mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo… Nhóm thực phẩm này chứa ít hàm lượng purin, chúng có chức năng làm giảm và hòa tan axit uric trong nước tiểu.
  • Nấm lim xanh: Người bị bệnh Gout, nấm lim với các dược chất như germanium, beta glucan, selen… giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất độc cũng như acid uric ra khỏi cơ thể thông qua việc bài tiết, nhờ vậy phòng tránh nguy cơ acid uric lắng đọng gây tổn thương thêm cho các khớp xương. Bên cạnh đó nấm lim xanh rừng chứa nhiều vitamin, chất khoáng hỗ trợ bồi bổ cơ thể, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, phòng tránh hoặc giảm bớt các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout. (Bạn có thể tìm hiểu đầy đủ những công dụng của nấm lim xanh trong bài Tác dụng nấm lim xanh)
  • Sữa: Sữa có thể giúp cơ thể loại bỏ axit uric, bạn nên lựa chọn sữa ít béo. Bạn có thể kết hợp sữa với cà phê. Các nghiên cứu gần đây cho thấy uống cà phê làm giảm tỷ lệ mắc bệnh gout ở nam và nữ giới.
  • Thực phẩm có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như: cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.
  • Uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày để đào thải axit uric ra khỏi cơ thể
  • Trung bình mỗi ngày bổ sung từ 500 – 1000mg vitamin C thông qua đường uống hoặc ăn các thực phẩm nhiều vitamin C.

Bạn có thể tìm hiểu thêm bài Nấm lim xanh chữa bệnh Gout.

Người bị bệnh gout nên kiêng ăn gì, uống gì?

  • Thực phẩm có lượng purin cao như: thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến…..). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.
  • Nội tạng động vật: Gan, thận, tim, não, lòng lợn, tiết canh… Đây là nhóm thực phẩm có chứa nhân purin cao nhất (trên 150mg). Chúng thậm chí có thể khiến bệnh nhân gout đau nhức dữ dội đến mức không đi lại được sau khi ăn.
  • Rượu bia: Lý do bởi uống nhiều bia rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo: mỡ động vật, đồ chiên rán…
  • Hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, rau bina, cải bắp, măng, giá đỗ: các thực phẩm này làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
  • Gia vị cay như ớt, hạt tiêu: Các gia vị này gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout.
  • Nước ngọt: coca, nước đóng chai tạo hương vị, soda…

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc bệnh nhân gout nên ăn gì, nên kiêng gì để đảm bảo sức khỏe. Người bệnh cần kiên trì duy trì chế độ ăn uống khoa học theo hướng dẫn trên để tốt cho sức khỏe, hạn chế biến chứng xấu xảy ra.

5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top