Ăn trứng gà có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không?

Ăn trứng gà có tác dụng gì, ăn nhiều có tốt không?

Cập nhật lần cuối vào 08/02

Ăn 3 – 4 quả trứng gà/ tuần sẽ mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe: chống ung thư, thị lực khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tim mạch… Việc ăn trứng gà có béo không sẽ phụ thuộc vào cách ăn của từng người.

1. Thành phần chất dinh dưỡng có trong trứng gà

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một quả trứng gà luộc nặng trung bình 44g có thể cung cấp các chất dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 62,5 calo
  • Chất đạm 5,5 gam (g)
  • Tổng chất béo: 4,2 g, trong đó 1,4g bão hòa
  • Natri: 189 miligam (mg)
  • Canxi: 24,6 mg
  • Sắt: 0,8 mg
  • Magie 5,3 mg
  • Phốt pho: 86,7 mg
  • Kali: 60,3 mg
  • Kẽm: 0,6 mg
  • Cholesterol: 162 mg
  • Selen: 13,4 microgram (mcg)
  • Lutein và zeaxanthin: 220 mcg
  • Folate: 15,4 mcg
  • Vitamin A, B, D, E và K.
  • Omega-3
Trứng gà là loại thực phẩm thông dụng trong cuộc sống
Trứng gà là loại thực phẩm thông dụng trong cuộc sống

2. Ăn trứng gà nhiều có tốt không? Ăn trứng gà có tác dụng gì?

Bất cứ thực phẩm gì ăn quá nhiều cũng không tốt, trứng gà cũng vậy. Để phát huy tác dụng của trứng gà, chúng ta cần phải có chế độ ăn điều độ, trung bình 3 – 4 quả/ tuần là tốt nhất. Dưới đây là một số tác dụng khi ăn trứng gà với lượng vừa phải:

Tốt cho bệnh nhân ung thư

Trứng gà rất giàu đạm (protein) – dưỡng chất cơ bản giúp cho bệnh nhân ung thư nhanh lành vết thương, tăng cường sức đề kháng trong và sau khi phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Hàm lượng đạm trong trứng cũng là nguyên liệu giúp cơ thể phục hồi lại khối nạc đã mất do quá trình dị hóa.

Đặc biệt, selen ở trứng gà có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, hạn chế lão hóa, hạn chế sự hình thành mảng trong động mạch của người bệnh, ngăn ngừa ung thư hiệu quả và chống lại sự lão hóa do quá trị xạ trị. Ngoài trứng gà thì selen cũng được tìm thấy trong nhiều thực phẩm và dược liệu khác: thịt lợn, thịt gà, táo, hải sản, cá ngừ, nấm lim xanh… Trong đó nấm lim xanh được đánh giá cao bởi ngoài selen còn chứa các dược chất quý như Germanium, Beta glucan… có thể hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả, ức chế di căn… Bệnh nhân ung thư kết hợp phác đồ điều trị và uống nấm lim xanh cải thiện bệnh tốt, nhiều người sống thêm 5 – 10 – 20 năm… (Tìm hiểu thêm về nấm lim xanh Tại đây)

Tăng cường hệ miễn dịch

Một số hợp chất gọi là glycopeptide sunfat có trong màng của lòng đỏ trứng kích thích sản xuất đại thực bào, là các tế bào trong hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng.

Tốt cho bà bầu

Ngoài protein, trong trứng gà còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất khác mà cơ thể mẹ bầu luôn cần mỗi ngày như vitamin A, D, B2, B6, B12, kẽm, acid folic, canxi, selen… Bên cạnh đó, choline và omega-3 trong trứng gà rất cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho bé hiệu quả.

Giảm nguy cơ đột quỵ

Người thường xuyên ăn trứng giúp giảm 26% nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết. Ngoài ra, những người ăn trứng giảm được 28% nguy cơ tử vong vì loại đột quỵ này. Nhóm ăn trứng cũng giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Tăng cường trí nhớ

Trong lòng đỏ trứng gà có chứa choline. Nó là một trong những thành phần chính cấu tạo vỏ màng não. Đây là nơi chứa nhiều dây thần kinh và nhận thức chính của bộ não chúng ta. Do đó, chứng suy giảm trí nhớ sẽ bay biến nếu bạn thường xuyên ăn từ 3 –  4 quả trứng/ tuần.

Tốt cho mắt

Lòng đỏ trứng gà chứa một lượng lớn lutein và zeaxanthin. Theo nghiên cứu, nếu bạn ăn 1/3 lòng đỏ trứng mỗi ngày trong 4-5 tuần, nồng độ lutein sẽ tăng 28%. Đồng thời, nồng độ zeaxanthin cũng tăng đến 114%. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ đủ lượng lutein và zeaxanthin có thể giảm đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Đây là hai vấn đề thị lực phổ biến khi một người bước vào độ tuổi lão hóa.

Làm đẹp da

Trong trứng gà rất giàu vitamin E, vi chất này giúp chống oxy hóa cực mạnh, ngăn ngừa các gốc tự do, các bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa tình trạng lão hóa. Hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong lòng đỏ trứng như chất béo lành mạnh, chất sắt, canxi cũng như collagen có tác dụng chống da chảy xệ, xóa mờ nếp nhăn rất công hiệu.

Ngoài việc ăn trứng thì bạn cũng có thể lấy trứng gà đắp mặt cũng mang tác dụng làm đẹp da.

3. Các thắc mắc thường gặp khi ăn trứng gà?

Ăn trứng gà có béo không?

Việc ăn trứng gà có béo không sẽ phụ thuộc vào cách ăn, cách chế biến, số lượng ăn, thời điểm ăn của mỗi người. Trường hợp ăn nhiều 2 – 3 quả mỗi ngày hoặc hơn, ăn vào ban đêm, ăn theo phương thức rán nhiều dầu mỡ thì việc tăng cân là điều khó tránh khỏi.

Ngược lại, nếu một tuần ăn 3 – 4 quả thì gần như sẽ không ảnh hưởng gì đến cân nặng của bạn. Thậm chí nhiều người còn ăn trứng với chế độ phù hợp để giảm cân.

Ăn trứng gà hay trứng vịt tốt hơn?

Thông thường, kích thước trung bình của một quả trứng vịt thường to gấp 30% trứng gà. Theo Bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam, trong trứng gà có 11,6 g chất béo, 55 mg canxi còn trong trứng vịt chứa 14,2 g chất béo, 71 mg canxi.

Lượng carbs tương đương nhau nhưng hàm lượng protein, chất béo và cholesterol, trứng vịt đều nhiều hơn trứng gà.

Ăn trứng gà sống có tốt không?

Ăn trứng gà sống thì tỉ lệ cơ thể hấp thu và tiêu hóa các chất dinh dưỡng chỉ được ở mức 40%, với trứng gà luộc tỉ lệ hấp thu là 99%, trứng rán chín tới là 98%, trứng rán kĩ chứa 81%, trứng gà chưng (hấp) là 87,5%. Tuy nhiên theo khuyến cáo của bác sĩ, bạn không nên ăn trứng gà sống bởi nó có thể chứa salmonella (một loại vi khuẩn có hại). Bạn tiêu thụ trứng có chứa vi khuẩn này sẽ có khả năng bị ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như co thắt dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn, sốt và đau đầu. Những triệu chứng thường xuất hiện khoảng 6-48 giờ sau khi ăn và có thể kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Trẻ em ăn trứng gà nhiều có tốt không?

PGS-TS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia – Bộ Y tế cho biết trứng gà là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Nếu biết cách chế biến, tỉ lệ hấp thu chất đạm của trứng là 100%. Ngoài ra, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm…

Dù là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều trứng vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa nên tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau. Nên cho trẻ ăn đa dạng thức ăn và trung bình trẻ nhỏ ăn 3 – 4 quả/tuần.

Không nên ăn trứng gà khi nào?

Khi vừa ốm dậy, người bệnh sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng. Vì trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng.

Những người nên hạn chế ăn trứng?

  • Người bị sốt: Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobulin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”. Những người bị sốt (nhất là trẻ em) ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà.
  • Người mắc bệnh viêm gan: Thành phần cholesterol và các axit béo có trong lòng đỏ trứng gà sẽ càng làm tăng gánh nặng cho gan, gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan. Do vậy, khi ăn trứng, bệnh nhân viêm gan không nên ăn phần lòng đỏ.
  • Người bị sỏi mật: Trứng gà là thức ăn có hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, do sự kích thích của viên sỏi lâu ngày trong túi mật, chức năng co bóp của túi mật của người bệnh sẽ yếu dần, nếu người bệnh dùng thức ăn có hàm lượng đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, khiến túi mật vốn đã bị bệnh phải làm việc quá tải, từ đó sinh ra các triệu chứng lâm sàng như: gây đau đớn, nôn mửa…
  • Người mắc bệnh thận: Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.

Không nên ăn trứng gà với gì?

Tỏi: Ăn trứng gà nấu cùng tỏi sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, ăn trong lúc bụng rộng dễ sinh ra buồn nôn, choáng váng. Không những thế, nếu chiên tỏi quá cháy sẽ dẫn đến việc sinh ra nhiều chất độc.

Quả hồng: Trứng gà ăn cùng quả hồng có thể dẫn tới buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng và thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày cấp tính.

Nước chè: Uống nước chè sau khi ăn nói chung là một thói quen gây hại cho sức khỏe. Nước chè đặc chứa nhiều axit tannic. Khi chất này kết hợp với protein có trong trứng và các loại thực phẩm khác sẽ làm chậm hoạt động của nhu động ruột, táo bón, có thể gây tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Thịt thỏ: Hai loại thức ăn này ăn cùng nhau sẽ sinh ra phản ứng, kích thích dạ dày, dẫn đến tiêu chảy.

Ăn trứng gà có tốt cho tinh trùng không?

Các nhà y học đã chỉ ra rằng trong trứng gà có chứa một lượng lớn và đa dạng các loại vitamin (vitamin A, vitamin B1, vitamin B6, vitamin D, vitamin E, vitamin K…) rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Đồng thời giúp nam giới tăng cường sinh lực, cải thiện khả năng ham muốn tình dục. Bên cạnh đó lượng lớn protein và các khoáng chất có trong loại thực phẩm này như: Chất kẽm, chất sắt, canxi, magie… còn có tác dụng cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng, giúp tăng cường cơ bắp, cải thiện sức khỏe ở nam giới.

Ăn trứng gà ấp dở có sao không?

Nhiều người cho rằng trứng gà ấp dở là món ăn bổ dưỡng tuy nhiên các chuyên gia không đồng tình với quan điểm này. Trứng ấp dở có 2 loại: gà thiếu trống không thể nở thành con và loại trứng bị vỡ hỏng trong quá trình vận chuyển vào lò ấp hoặc quá trình ấp không đạt điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ.

Trứng mới ấp dở thì lòng đỏ vẫn đặc nhưng để lâu (khoảng sau 1 tuần), lòng đỏ sẽ bị loãng và hỏng. Quả trứng bắt đầu chuyển mùi, trứng này được gọi là trứng ung.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) khẳng định, trứng ấp dở thực chất là đã bị hỏng, phôi bị phá hủy nên hầu như không còn chất dinh dưỡng. Ngoài ra, do trứng đã hỏng, vỏ trứng không còn tác dụng bảo vệ nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong. Dưới tác động của các vi khuẩn, các chất dinh dưỡng bên trong trứng cũng biến thành chất độc. Trường hợp ăn nhiều có thể đối mặt với nguy cơ ngộ độc, đầy hơi, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.

Ăn trứng gà lộn có tốt không?

Về cơ bản, ăn trứng vịt lộn cũng mang các tác dụng tốt tương tự như ăn trứng gà thường: giúp giảm đau đầu, phòng ung thư, tăng cường sinh lý…

Tuy nhiên cũng như nhiều các thực phẩm khác, việc lạm dụng quá mức trứng gà lộn có thể gây thừa cân do thường xuyên sử dụng, gây bệnh liên quan tới tim mạch, huyết áp, gan nhiễm mỡ…. Ngoài ra có thể gây sảy thai đối với các mẹ bầu do ăn cùng với rau răm hoặc với gừng. Do đó, điều quan trọng là bạn cần ăn với số lượng vừa phải, 1 tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần, mỗi lần 1 quả mà thôi.

Ăn trứng gà có phải ăn chay không?

Đáp án câu hỏi này có hoặc không sẽ phụ thuộc vào trường phái ăn chay của mỗi người. 

  • Nếu bạn theo trường phái ăn chay tuyệt đối là hoàn toàn không sử dụng bất cứ đồ gì từ động vật, bao gồm không ăn cả mật ong, sữa, trứng, phomai… và những sản phẩm làm từ trứng và sữa có nguồn gốc động vật, thì việc ăn trứng là hoàn toàn không thể.
  • Nếu bạn thuộc trường phái ăn chay có trứng sữa thì có thể bổ sung trứng vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Những người ăn chay theo trường phái này cũng nói không với thịt cá giống nhóm ăn chay tuyệt đối. Tuy nhiên, họ vẫn có thể ăn trứng, uống sữa và ăn những sản phẩm được làm từ trứng, sữa.

Dưới góc độ Phật giáo cái gì có mầm sinh mà mình đoạn tuyệt mạng sống của nó thì mới có tội. Còn trứng gà không có trống, mà đã không có trống thì ăn không được coi là sát sinh.

Ăn trứng gà uống sữa đậu nành có được không?

Ăn trứng kết hợp với việc uống sữa bò, sữa đậu nành hay các sản phẩm từ sữa trong bữa sáng được cho là không nên. Bởi trong sữa có đường Lactose, loại đường này tiêu hóa dễ dàng nhờ vào men Lactase ở màng ruột tiết ra để có thể cắt nhỏ đường Lactose biến thành Glucose.

Nhưng trong trứng lại chứa nhiều Protein, phân giải các axit amin. Do đó, khi ăn trứng cùng với sữa sẽ gây ra tình trạng khó tiêu do cơ thể khó hấp thụ được đường Lactose trong sữa. Nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng sôi bụng, tiêu chảy và đi ngoài phân chua.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn nhiều trứng gà có tốt không, ăn trứng gà có tác dụng gì, ăn trứng gà có béo không. Hy vọng thông qua bài viết bạn có thêm kiến thức để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và tốt cho sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top