Ăn bánh mì có tốt không, có béo không?

Ăn bánh mì có tốt không, có béo không?

Cập nhật lần cuối vào 08/02

Vào buổi sáng, đi trên đường không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh mọi người ăn bánh mì lót dạ trước khi đi học, đi làm. Liệu ăn bánh mì có tốt không, có béo không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

1. Ăn bánh mì có tốt không? Ăn bánh mì có tác dụng gì?

Ăn bánh mì có tốt không? Câu trả lời là có nếu chúng ta ăn với liều lượng phù hợp, chọn mua bánh mì được làm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số tác dụng tuyệt vời mà bánh mì mang lại đối với sức khỏe con người.

Bánh mì là một món ăn tiện dụng và phổ biến
Bánh mì là một món ăn tiện dụng và phổ biến

Cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân ung thư

Trong hầu hết các loại bánh mì đều có chứa thành phần selen (13 mcg selen/ khẩu phần ăn). Selen được đánh giá cao bởi mang các tác dụng rất tốt đối với cơ thể: cải thiện suy giảm nhận thức, đào thải độc tố kim loại nặng ra khỏi cơ thể. Đồng thời Selen giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư gồm ung thư vú, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư phổi, bằng khả năng chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Selen cũng hỗ trợ cho các loại thuốc điều trị ung thư, giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt hơn trong quá trình điều trị.

Ngoài bánh mì thì selen còn được tìm thấy ở nhiều thực phẩm và dược liệu khác như: hải sản, quả hạch, ngũ cốc, thịt (thịt lợn, thịt gà…) và đặc biệt có nhiều ở nấm lim xanhdược liệu quý trong y học. Nấm lim xanh rất khan hiếm, chỉ mọc duy nhất trên thân cây gỗ lim xanh đã mục trong rừng sâu. Loại nấm này được đánh giá cao bởi chứa hàng trăm các dược chất, vitamin, khoáng chất tốt như germanium, Beta- Glucan, Triterpenes… có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường, huyết áp cao, viêm gan, xơ gan… (Tìm hiểu thêm về công dụng của nấm lim xanh Tại đây)

Giúp xương chắc khỏe

Theo trang Readandshare, 4 lát bánh mì mỗi ngày cung cấp 164 mg canxi (tương tự 100g sữa chua) trong khẩu phần 800 mg canxi mỗi ngày mà cơ thể cần. Do đó, ăn bánh mì sẽ giúp tăng đáng kể lượng canxi cho xương.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Carbohydrates có trong bánh mì là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, carbohydrates nên chiếm từ 45 – 65% lượng calo hằng ngày, trong đó ngũ cốc nguyên hạt cần chiếm ít nhất một nửa lượng carbohydrates, và bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt là gợi ý tuyệt vời.

Hỗ trợ giảm cân

Nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng thì một trong những loại thực phẩm đầu tiên bạn nên nghĩ đến đó là bánh mì. Một lát bánh mì trắng chỉ chứa khoảng 77 calo, ít hơn 6 calo so với một chiếc bánh quy và tương đương với lượng bơ mà bạn dùng kèm với lát bánh mì đó. Vì vậy bánh mì có thể giúp bạn tránh béo phì nếu có chế độ ăn hợp lý.

Cải thiện tâm trạng

Chúng ta cần chất folate và acid folic để giúp các dây thần kinh khỏe mạnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên có khoảng 400 mcg những chất đó hàng ngày, 4 lát bánh mì sẽ cung cấp 1/4 nhu cầu cho họ.

2. Ăn bánh mì có béo không?

Ăn bánh mì có béo không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Số lượng ăn: Bánh mì chủ yếu chứa tinh bột, khi bạn ăn nhiều thì khó tránh khỏi thừa năng lượng, dẫn tới béo phì. Nếu ăn ít 1 – 2 lát nhỏ/ ngày sẽ không có vấn đề gì.
  • Loại bánh mì ăn: Bánh mì ngọt chứa hàm lượng đường lớn nên ăn vào sẽ dễ tăng cân hơn các loại bánh mì đen, bánh mì trắng…
  • Việc kết hợp các thực phẩm khác: Bánh mì có thể chế biến thành nhiều loại: Bánh mì trứng, bánh mì kẹp thịt, bánh mì kẹp xúc xích/ lạp trưởng , bánh mì chiên bơ, bánh mì chấm sữa đặc, bánh mì pate… Sự kết hợp này khiến năng lượng trong bánh mì tăng cao, ăn nhiều cũng dễ thừa cân.
  • Cách ăn: Nếu chỉ ăn bánh mì vào bữa chính (sáng – trưa) với lượng phù hợp sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng. Tuy nhiên trường hợp mà bạn ăn bánh mì vào các bữa phụ, ăn trước khi đi ngủ, việc tăng cân là điều khó tránh khỏi.

3. Những ai không nên ăn nhiều bánh mì?

Người mắc bệnh tim, cao huyết áp

Trong bánh mì có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa không cần thiết làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe của mình, những người có tiền sử bệnh về tim và cao huyết áp tuyệt đối không nên ăn bánh mì.

Người bị thừa cân, béo phì

Mặc dù bánh mì gần như không có chất dinh dưỡng nhưng nó lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì. Chỉ với 2 lát bánh mì sandwich đã chứa xấp xỉ 400 calo. Vì vậy, nếu bạn đang muốn giảm cân, ăn kiêng thì hãy loại bánh mì ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Người bị bệnh tiểu đường

Với những người bị tiểu đường tuýp 2 thì nên nói không với bánh mì. Bởi bánh mì có hàm lượng tinh bột lớn, khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao, gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Tốt nhất khi bị tiểu đường nếu muốn ăn bánh mì nên chọn cho mình loại bánh mì không trộn phụ gia để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

4. Ăn bánh mì có tác hại gì?

Đầy hơi, khó chịu: Trong lúa mì- thành phần chính của bánh mì, có chứa một loại protein được gọi là gluten. Theo nhiều nghiên cứu, nạp quá nhiều gluten vào cơ thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột. Hơn thế, gluten còn có ảnh hưởng tới việc phát triển bệnh tâm thần phân liệt và có thể gây nghiện như một dạng thuốc phiện.

Táo bón: Bánh mì chứa lượng tinh bột lớn có tính kết dính và không có chất xơ. Khi ăn nhiều, bạn có thể bị táo bón ngay lập tức

5. Ăn bánh mì có nổi mụn không?

Câu trả lời là CÓ. Bánh mì nguyên liệu chính được làm đó là từ bột mì, bột mì là một dạng tinh bột giống như trong cơm, bún, mì,… hằng ngày ta ăn. Nhưng không giống như cơm, tinh bột trong bánh mì có chứa nhiều thành phần carbohydrate, một loại chất không tốt với cơ thể, đặc biệt với những làn da nhạy cảm. Chính vì vậy mà có người ăn bánh mì nhiều sẽ khiến mụn mọc nhiều hơn, đặc biệt là mụn trứng cá.

Và hiện nay, bánh mì có nhiều loại, có loại bánh mì ngọt, chứa nhiều lượng đường, đây sẽ nguyên nhân gây ra mụn trứng cá hiệu quả. Hơn hết, lượng đường nếu dung nạp quá nhiều vào cơ thể khiến cho cơ thể mang nhiều năng lượng, nó sẽ tạo ra chất nhờn, bã, bịt kín lỗ chân lông và sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển và xuất hiện mụn.

Nhiều bạn thích ăn bánh mì kẹp thịt, trứng và cho nhiều tương ớt, tiêu cay… cũng là nguyên nhân dễ khiến da nổi mụn.

6. Ăn bánh mì có tốt cho dạ dày không?

Việc ăn bánh mì tốt hoặc hại dạ dày sẽ còn phụ thuộc vào loại bánh mì bạn ăn, cách bạn ăn. Nếu bạn ăn bánh mì dạng khô, thô,  ăn nhanh, không nhai kỹ sẽ dễ gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Trường hợp bạn ăn các bánh mì mềm, xốp thì không có vấn đề gì ảnh hưởng đến dạ dày.

Đối với những bệnh nhân đang bị đau dạ dày vẫn có thể ăn bánh mì thường xuyên. Lý do bởi theo nghiên cứu, trong thành phần của bánh mì có chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B, magie, sắt và selen. Đây đều là những thành phần rất cần thiết cho cơ thể và người bị đau dạ dày. Người bệnh đau dạ dày nên lựa chọn các loại bánh mì: bánh mì nguyên hạt (bánh sử dụng bột mì nguyên hạt để chế biến), bánh mì trắng, Bánh mì không chứa gluten (Thành phần chính có chứa trong bánh mì không chứa gluten là các loại bột. Trong đó chủ yếu là bột ngô, gạo, dừa, khoai tây hoặc hạnh nhân)….

7. Ăn bánh mì có bị mất sữa không?

Ăn bánh mì sau sinh không gây mất sữa nhưng các mẹ cũng tránh ăn quá nhiều. Bởi trong bánh mì không đủ các dưỡng chất, không đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như chất lượng sữa cho trẻ sơ sinh. Nhiều loại bánh mì chứa lượng muối và đường tinh luyện, khiến cho mẹ luôn có cảm giác khát nước, làn da trở nên khô rát. Đồng thời, hệ tiêu hóa gặp nhiều trục trặc, dễ gây ra bệnh táo bón…

8. Ăn bánh mì thay cơm có tốt không?

Bánh mì và cơm đều thuộc nhóm tinh bột, do đó ăn bánh mì thay cơm cũng cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhóm tinh bột. Tuy nhiên về cơ bản cơm vẫn là thực phẩm chính dùng hàng ngày của người Việt, do vậy ăn cơm sẽ giúp bạn dễ hòa nhập trong vấn đề ăn uống với bạn bè, đồng nghiệp, người nhà.

Hơn nữa bánh mì là thực phẩm mà cơ thể nhanh chóng tiêu hóa và chuyển hóa thành đường glucose trong máu, làm tăng nguy cơ sản sinh ra hormone chất béo insulin. Nếu lạm dụng ăn bánh mì sẽ dễ dẫn tới tới tình trạng tiểu đường, béo phì, tăng cân mất kiểm soát.

Theo các chuyên gia, dù có yêu thích thì món bánh mì cũng chỉ nên хuất hiện vàо buổi sáng hоặc một trоng hаi bữа ăn nhẹ. Mỗi ngàу chỉ nên ăn khоảng 2 – 3 lát bánh mì kèm các thực phẩm khác.

Trên đây bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn bánh mì có tốt không, ăn bánh mì có béo không. Nhìn chung bánh mì là thực phẩm tốt nếu chúng ta biết ăn đúng cách. Để tăng thêm hương vị bánh mì, đừng quên kết hợp chúng với các thực phẩm khác như thịt, trứng, rau xanh nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top