Ăn gan lợn có tốt không? Bà bầu ăn có được không?

Ăn gan lợn có tốt không? Bà bầu ăn có được không?

Gan lợn là món ăn được khá nhiều người yêu thích, thế nhưng việc ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Với các bà bầu cũng cần cẩn trọng khi dùng loại thực phẩm này.

Thành phần chất dinh dưỡng có trong gan lợn

Trung bình 100g gan lợn chứa các thành phần dinh dưỡng cơ bản sau:

  • Đạm: 18.8 g
  • Tinh bột: 2 g
  • Canxi: 7 mg
  • Kali: 447 mg
  • Sắt: 12 mg
  • Nước: 72.8 g
  • Chất béo: 3.6 g
  • Cholesterol: 320 mg
  • Phốt pho: 353 mg
  • Natri: 110 mg
  • Vitamin C: 18 mg
  • Vitamin PP: 16.2 g
  • Vitamin A: 6 mcg
  • Vitamin B1: 400 mcg
  • Vitamin B2: 2.1 mg 
Nếu ăn gan lợn đúng cách sẽ rất có lợi cho cơ thể
Nếu ăn gan lợn đúng cách sẽ rất có lợi cho cơ thể

Ăn gan lợn có tốt không?

Ăn gan lợn có tốt không phụ thuộc vào liều lượng và cách ăn của mỗi người. Nếu ăn điều độ, khoa học với số lượng vừa phải sẽ mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe người dùng, cụ thể:

Chống ung thư:

Trong gan lợn chứa hàm lượng Polysaccharide, một trong những công dụng tuyệt vời nhất của Polysaccharide đó là khả năng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư máu. Theo các nghiên cứu gần đây nhất, dược chất này có khả năng cải thiện chức năng tạo máu của các tế bào tủy xương, thúc đẩy sự sản sinh tế bào hồng cầu, ngăn chặn được sự gia tăng bạch cầu trung tính – nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh ung thư máu.

Ngoài gan lợn thì có một loại dược liệu khác cũng được biết đến nhờ chứa hàm lượng Polysaccharide lớn đó là nấm lim xanh – dòng nấm quý nhất thuộc họ Nấm linh chi (trong đó nấm lim xanh Quảng Nam được đánh giá cao nhất). Không chỉ có chứa Polysaccharide, nấm lim còn chứa các dược chất như: Selen, Beta-glucan, Nucleotide… hỗ trợ điều trị và tiêu diệt các tế bào ung thư, chậm di căn, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về Tác dụng của nấm lim xanh.

Tốt cho thị lực

Lượng vitamin A trong gan heo cao hơn nhiều so với sữa, trứng, thịt, cá. Nó có tác dụng duy trì sự sinh trưởng, làm sáng mắt, phòng trừ bệnh khô mắt, mỏi mắt.

Tăng cường hệ miễn dịch

Do chứa nhiều vitamin C và vi lượng selen (Se) là chất mà trong các loại thịt khác không có nên món ăn chế biến từ gan heo sẽ giúp tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể, chống oxy hóa.

Ăn nhiều gan lợn có hại không?

Câu trả lời là Có. Hàm lượng cholesterol trong gan lợn rất cao. Nếu ăn quá nhiều, lượng cholesterol nạp vào cơ thể nhiều sẽ gây các bệnh như xơ vữa động mạch và làm bệnh tim nặng hơn, do đó những người mắc bệnh huyết áp cao hoặc tim mạch vành nên hạn chế ăn gan lợn.

Gan lợn nói riêng và gan động vật nói chung thực tế là bộ phận có nhiệm vụ chuyển hoá và giải chất độc nên nếu cơ thể động vật có sức khỏe kém (bị bệnh) hoạt động của gan kém đi sẽ không thải được chất độc ra ngoài thì trong gan sẽ còn tồn dư nhiều mầm bệnh. Ngoài ra, gan cũng là thường trú của một số loại ký sinh trùng như sán lá gan. Những con vật bị bệnh viêm gan thì gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh. Do vậy nếu chẳng may ăn phải gan của những con lợn này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi tuần bạn chỉ nên ăn nhiều nhất 2-3 lần, mỗi lần từ 50-70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa. Và cần chú ý trong khâu chọn gan, nên chọn miếng gan còn tươi, ấn vào mặt gan còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Tuy nhiên, đây chỉ là là cách nhận biết gan từ động vật không có bệnh. Không có cách nào nhận biết gan bị nhiễm chất độc bằng mắt thường và chỉ có các xét nghiệm mới phát hiện được tồn dư kháng sinh, hormon hay độc chất hay không.

Ai không nên ăn gan lợn?

Người bị mỡ máu hoặc bị bệnh gan: Không nên ăn nhiều gan lợn vì gan chứa nhiều mỡ, chất béo khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn,

Người mắc bệnh gout: Bệnh gout là một loại viêm khớp gây ra bởi nồng độ axit uric trong máu cao. Các triệu chứng bao gồm đau, cứng và sưng ở khớp. Gan có nhiều purin tạo thành axit uric trong cơ thể. Do đó, cần hạn chế ăn gan nếu bạn bị bệnh gout. 

Mẹ bầu ăn gan lợn có tốt không?

Có ý kiến cho rằng lượng vitamin A cao được tìm thấy trong gan có thể liên quan đến dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra kết luận ăn gan có tốt hay hại cho thai phụ.

Dù sao, chỉ cần ăn lượng rất nhỏ lợn là đủ để đạt mức khuyến cáo bổ sung vitamin A khi mang thai. Do đó phụ nữ mang thai cần thận trọng với loại siêu thực phẩm dinh dưỡng này.

Tránh ăn gan lợn kết hợp với gì?

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Gan lợn còn có các nguyên tố đồng khá cao. Nên khi ăn chúng ta nên hạn chế kết hợp gan với các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như giá đỗ, cà rốt, cải xoăn. Vì khi kết hợp với nhau các loại rau củ này sẽ bị oxy hóa hết và gần như không còn chất dinh dưỡng.
  • Rau cần: Rau cần có chất cellulose và axit oxalic, nếu kết hợp với gan lợn sẽ hạn chế sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Thắc mắc ăn gan lợn có tốt không đã được giải đáp trong bài viết. Có 1 điều bạn cần chú ý là nên ngâm gan lợn trong nước muối khoảng 10 phút rồi mới chế biến, thậm chí có thể phải ngâm trong nước muối trên nửa tiếng đồng hồ, như vậy mới có thể để phân hủy được phần nào các chất độc tích tụ trong gan, hạn chế tác động xấu đối với cơ thể khi ăn.

5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top