Ăn nha đam có tác dụng gì? Bà bầu ăn nha đam được không?

Ăn nha đam có tác dụng gì? Bà bầu ăn nha đam được không?

Cập nhật lần cuối vào 08/02

Nha đam (lô hội) là thực phẩm mang nhiều tác dụng tốt: làm đẹp da, hỗ trợ điều trị ung thư, tiểu đường. Thế nhưng hiệu quả nha đam mang lại chỉ tốt khi bạn biết cách sử dụng đúng cách.

Trong nha đam có chứa những chất gì?

Nha đam chứa nhiều vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, axit folic, C, A, E), khoáng chất vi lượng (Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn, Cr).

Ngoài ra, các chất Cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, xylose, mannose, arabinose và acemannan có trong nha đam mang tác dụng kháng virus và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Nha đam chứa các enzym oxydase, amylase, catalase, lipase – các enzym cần thiết để phân giải đường, đạm, chất béo trong dạ dày và ruột.

Trong nha đam có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe
Trong nha đam có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Ăn nha đam có tác dụng gì?

Ăn nha đam giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Ăn nha đam có tác dụng gì? Đáp án không thể thiếu đó là phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

Theo nghiên cứu, cây nha đam chứa một lượng lớn polysacarit, mà thành phần chính là Acemannan. Acemannan kích thích hệ thống miễn dịch tại ra các đại thực bào và chất tiêu diệt tế bào ung thư gọi là cytokine.

Chất Aloe emodin, một hợp chất anthraquinone có trong cây nha đam có tác dụng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư và gây ra chu trình chết tự nhiên của tế bào ung thư thông qua sự kích hoạt caspase – 6 đối với các loại tế bào ung thư như: Ung thư vú, gan, phổi, máu (bạch cầu), thần kinh (não)…

Gel nha đam làm giảm sự kích hoạt của yếu tố kappaB (NF-kB), nhờ đó làm tăng biểu hiện của yếu tố phiên mã 2, là một chất ức chế khối u trong ung thư đại trực tràng.

Ngoài ra trong cây nha đam chứa chất germanium. Germanium ở một liều lượng vừa đủ đã được ghi nhận là có tác dụng kích thích miễn dịch, kháng u, chống oxy hóa và chống suy giảm (Kolesnikova, Tuzova, và Kozlov 1997). Chất Germanium ngoài tìm thấy trong nha đam thì có nhiều ở trong nấm lim xanh – dược liệu quý xưa chỉ vua chúa mới được sử dụng. Thành phần dược chất trong nấm lim xanh rất nhiều: germanium, Lingzhi-8 Protein, Selen, Polysaccharide… được đánh giá có khả năng hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả, giảm kích thước khối u, giảm đau, chống lại tác dụng phụ khi hóa trị, xạ trị, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. (Tìm hiểu chi tiết về các tác dụng của nấm lim xanh Tại đây)

Tác dụng chống viêm hiệu quả của nha đam

Nha đam có khả năng chống viêm vô cùng hiệu quả. Điều này được lý giải là do trong thành phần của nha đam có chứa một số hợp chất chống viêm như chromone C-glucosyl, enzym bradykinin và axit salixylic. Chính những hợp chất này có tác dụng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Dẫn chứng cụ thể, theo một nghiên cứu được đăng trên tờ Alimentary Pharmacology and Therapeutics năm 2004, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng nha đam có tác dụng đối với việc điều trị chứng viêm ruột. Một nghiên cứu khác cũng khẳng định, nha đam có thể làm dịu bệnh viêm loét kết tràng ở thể nhẹ hoặc ở giai đoạn hai.

Nha đam phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường

Trong một nghiên cứu đăng trên “Biological and Pharmaceutical Bulletin” năm 2006, các nhà khoa học đã thí nghiệm chất phytosterol – một chất chống tăng đường huyết có trong nha đam trên cơ thể chuột và nhận thấy chất này có hiệu quả với bệnh tiểu đường tuýp 2.

Sau khi tiêm phytosterols vào chuột trong một tháng, lượng đường huyết của chúng đã giảm bớt. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng công dụng của nha đam có tác động tốt đến lượng đường huyết trong cơ thể nếu kiên trì dùng trong một thời gian dài. Đây là một tin vui đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu khác đăng trên tờ “Saudi Pharmaceutical Journal” cũng đã khẳng định điều này sau khi cho các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 bổ sung gel nha đam mỗi ngày. Kết quả trong 4 tuần, chỉ số lipid đã giảm đi rất nhiều và sau 6 tuần, chỉ số đường huyết của các bệnh nhân này cũng giảm đáng kể.

Trị táo bón

Trị táo bón là đáp án cho câu hỏi ăn nha đam có tác dụng gì. Nha đam chứa nhiều lượng nước nên thực phẩm này cũng hỗ trợ tối ưu trong việc điều trị táo bón. Cụ thể, nha đam sẽ giúp lợi khuẩn đường ruột hoạt động tốt hơn, cũng như cân bằng số lượng vi khuẩn có trong ruột.

Điều này có nghĩa, lượng nước bổ sung từ việc uống nha đam, sẽ góp phần tăng cường lượng nước ở đường ruột nhằm kích thích nhu động hoạt động tối ưu, giúp tăng cường chức năng hệ bài tiết dẫn đến làm giảm triệu chứng táo bón.

Tốt cho mắt

Dịch chiết ra từ trong lá nha đam làm dịu mắt, giảm thâm quầng mắt, sưng mắt,… Dùng phần thịt của lá nha đam đắp trực tiếp lên mắt trước khi ngủ để chống mệt mỏi cho vùng mắt.

Nha đam rất tốt trong việc làm đẹp da

Nha đam là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và vitamin – các chất có tác dụng bảo vệ và nuôi dưỡng da. Hợp chất quan trọng chứa trong nha đam đã được chứng minh có thể chống lại ảnh hưởng của tia cực tím (tia UV), giúp da không bị hư hại dưới ánh nắng mặt trời đồng thời ngăn ngừa nếp nhăn.

Nha đam là nguyên liệu quen thuộc trong các chế phẩm làm đẹp da hiện nay
Nha đam là nguyên liệu quen thuộc trong các chế phẩm làm đẹp da hiện nay

Nước ép nha đam cung cấp nước, giúp làm giảm sự xuất hiện thường xuyên của mụn trứng cá. Nó cũng làm giảm tình trạng bệnh vảy nến và viêm da.

Bạn cũng có thể sử dụng nha đam để đắp mặt. Nha đam gọt vỏ, rửa sạch, cạo lấy lớp nhựa trong suốt trong ruột lá và thoa đều lên mặt trước khi ngủ khoảng 15 – 20 phút rồi rửa mặt với nước mát. Thực hiện 3 lần/tuần bạn sẽ thấy da mình sáng mịn, căng bóng. Để tăng hiệu quả, bạn có thể dùng nha đam trộn với mật ong, nước vo gạo, chanh… để đắp mặt.

Chữa lành vết bỏng, loét nhanh chóng

Gel nha đam được biết tới như một phương thuốc cực hữu hiệu để chữa lành vết thương ngoài da như các vết bỏng độ một, độ hai hoặc vết loét.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gel nha đam có thể đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, cao hơn hẳn một số loại thuốc thông thường. Điều này là vô cùng hữu ích nếu chẳng may người bệnh ở xa, khó tiếp cận với các phương pháp y tế hiện đại.

Một số câu hỏi thường gặp khi ăn nha đam

Ăn nha đam sống có tốt không?

Ăn nha đam sống rất tốt nhưng quan trọng bạn cần chế biến đúng cách. Chỉ nên ăn phần cùi trắng bên trong. Không nên ăn phần mủ nhựa vàng hoặc vỏ lá.

Nên ăn phần cùi trắng bên trong của nha đam
Nên ăn phần cùi trắng bên trong của nha đam

Cách chế biến nha đam giòn, không bị đắng:

Bước 1: Trước tiên, bạn cần rửa sơ qua các nhánh lá nha đam, lau khô lá. Bạn đặt lá xuống thớt, dùng dao cắt bỏ phần riềm gai và tạo rãnh để tách lá nha đam.

Bước 2: Ép chặt ở phần vỏ dưới rồi đẩy nhẹ lên là bạn đã tách một mặt vỏ của lá nha đam.

Bước 3: Thay vì bạn tách luôn phần mặt vỏ còn lại như cách truyền thống thì bạn sử dụng dao cắt lên phần thịt nha đam hình hạt lựu. Sau đó lấy dao tách phần cùi thịt ra khỏi vỏ.

Bước 4: Cho cùi nha đam vào bát, cho 1/2 trái chanh và 1/2 muỗng cà phê muối vào.

Bước 5: Dùng tay trộn đều nhẹ nhàng rồi cho nước vào ngâm khoảng 15 phút xong rồi rửa sạch.

Bước 6: Tiếp theo bạn bắt nồi nước nóng và chuẩn bị thêm một tô nước đá nữa. Trần sơ nha đam qua nước nóng xong rồi cho ngay vào nước đá. Bước này sẽ làm cho nha đam giòn ngon hơn khi ăn.

Bạn có thể dùng nha đam để ăn với sữa chua hay làm nha đam đường phèn uống giải nhiệt, làm salad… đều được. Liều dùng lá tươi mỗi ngày chỉ 10 – 20g, nên ăn ngay (không để lâu ngoài không khí, nếu cần thì bảo quản trong tủ lạnh). Dùng lâu dài với liều lượng thấp thì không có hại.

Bà bầu ăn nha đam được không?

Gel nha đam – lớp thịt dày bên trong của lá nha đam − rất an toàn cho sức khỏe và là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Tuy nhiên, lớp vỏ và lớp nhựa nha đam tên là latex – chất màu vàng có ở phần bên dưới vỏ cây thì khá độc cho cơ thể.

Theo MedlinePlus, bác sĩ khuyến cáo rằng phụ nữ có thai và đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 12 tuổi hạn chế dùng nha đam. Mẹ bầu sử dụng nha đam như một loại thực phẩm sẽ gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sinh ra trẻ bị khuyết tật hay bị sảy thai. Chất anthraquinon có thể gây ra tiêu chảy đối với trẻ em thông qua sữa mẹ vì vậy phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng nước ép nha đam.

Nếu muốn ăn nha đam thì mẹ bầu cần hết sức cẩn thận trong khâu chế biến, tránh để cùi nha đam dính phần nhựa, mủ chứa độc tố. Ngoài ra bạn cũng có thể mua sữa chua nha đam được đóng hộp sẵn tại các siêu thị để sử dụng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ăn nha đam sống với sữa chua tốt không?

Câu trả lời là Có. Sữa chua kết hợp với nha đam đã được sơ chế kỹ (xem cách chế biến nha đam ở phía trên bài viết) càng làm tăng thêm vai trò của nhau:

  • Làm dịu vết bỏng, côn trùng cắn,…
  • Làm lành vết mụn nhọt, giúp săn da.
  • Chất Anthraquinon trong nha đam kết hợp cùng sữa chua giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi niệu, tiểu đường.

Những ai không nên dùng nha đam

  • Những người có vấn đề về tiêu hóa hoặc bị hội chứng kích ruột không nên uống nước ép nha đam. Nếu sử dụng nước nha đam chưa qua chế biến cơ thể có thể bị mất cân bằng điện giải hoặc mất nước.
  • Đối với những người mắc bệnh tim, nếu sử dụng nước ép nha đam có thể khiến cho cơ thể sản xuất quá nhiều lượng adrenaline dẫn đến nhiều tình trạng bất lợi.
  • Tránh dùng nha đam khi bạn đang sử dụng các loại thuốc điều trị nhuận tràng. Hệ quả của việc này sẽ làm cho thận và gan dễ bị tổn thương.
  • Do có một số hợp chất trong nhựa cây nếu dùng quá nhiều sẽ tích tụ ở thận gây suy thận nên những người thận yếu hay mắc các bệnh về thận nên cẩn trọng khi dùng.
  • Người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.

Thắc mắc ăn nha đam có tác dụng gì, bà bầu ăn nha đam có tốt không đã được chúng tôi trình bày rất kỹ trong bài viết. Với các thông tin cung cấp bên trên, hy vọng bạn sẽ biết cách sử dụng nha đam tốt cho sức khỏe bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top