Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì, uống gì?

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì, uống gì?

Cập nhật lần cuối vào 22/04

Với bệnh nhân tiểu đường, cần hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thịt đỏ… thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, cá, ngũ cốc nguyên hạt. Nếu có điều kiện tài chính dùng nấm lim xanh sẽ rất tốt.

Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tiểu đường còn có tên gọi khác là đái tháo đường. Những người mắc bệnh này có lượng đường máu luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin – chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.

Bệnh nhân tiểu đường nếu không có biện pháp điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm: Mù lòa, hôn mê, suy thận, rối loạn thần kinh, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ thể… Do vậy ngay từ khi phát hiện bệnh, bạn cần lên kế hoạch điều trị sớm để kiểm soát bệnh, ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nhân tiểu đường?

Thực tế cho đến nay bệnh tiểu đường vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nhưng tin vui là, bạn có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, đủ về số lượng và chất lượng có thể cân bằng đường huyết, đảm bảo tình trạng cân bằng, an toàn khi bị bệnh tiểu đường. Ngược lại bệnh nhân ăn vô tội vạ, không kiểm soát sẽ khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.

Về nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất.

Người mắc tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn của bác sĩ để kiểm soát đường huyết:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn trong ngày, tránh trường hợp đường huyết tăng đột ngột
  • Ăn uống điều độ đúng giờ, tránh tình trạng quá no hoặc quá đói
  • Không nên tự tiện thay đổi chế độ ăn hàng ngày

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì, uống gì?

Rau củ, hoa quả

Các loại rau củ như củ cải, cải xoăn, bông cải xanh,.. là những loại rau lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Các thực phẩm này chứa cacbonhydrat và có lượng calo thấp, ăn nhiều cũng không lo lắng tăng đường huyết.

Rau củ quả là những loại thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường
Rau củ quả là những loại thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu đường

Các loại trái cây có hàm lượng đường ít như: bưởi, cam, táo,… là những trái cây chứa nhiều vitamin C tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại trái cây nhiều đường như xoài, mít, nhãn, nho, sầu riêng… người bệnh nên ăn ít hơn 2 lần/tuần và khi ăn phải ăn sau bữa ăn chính.Trái cây là nguồn cung cấp cho cơ thể các chất xơ ích và khoáng chất giúp kiểm soát đường trong máu.

Nấm lim xanh

Nấm lim xanh là dược liệu vàng dành cho bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể lấy nấm lim xanh sắc nước hoặc hãm trà uống rất tốt. (Tìm hiểu chi tiết trong bài Cách dùng nấm lim xanh)

Beta GlucanPolysaccharides là 2 thành phần chính trong nấm lim xanh có tác dụng ổn định lượng đường trong máu, tăng cường sản sinh insulin ở tuyến tụy, gia tăng sức đề kháng, đẩy lùi các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây nên.

Polysacchanride trong nấm lim xanh theo nhiều công trình nghiên cứu đã được chứng minh có tác dụng làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản nhiều năng insulin (là nguyên nhân chín gây ra bệnh đái đường) làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.

Không chỉ có vậy hàm lượng magie có trong nấm lim xanh cũng được các chuyên gia khẳng định tốt trong việc giảm nguy cơ phát bệnh đái tháo đường. Công trình nghiên cứu tại Đại học Harvard Mỹ thử nghiệm trên 85.000 phụ nữ và 42 nghìn cánh mày râu hơn chục năm thì những ai có chế độ ăn uống bổ sung nhiều magie sẽ giảm nguy cơ phát bệnh tiểu đường tuýp 2 lên tới 34%.

Tìm hiểu thêm về tác dụng của nấm lim xanh trong bài Nấm lim xanh chữa bệnh tiểu đường.

Nấm lim xanh là dược liệu vàng dành cho bệnh nhân tiểu đường
Nấm lim xanh là dược liệu vàng dành cho bệnh nhân tiểu đường

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên chất chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc trắng tinh chế. Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa. Hấp thụ chất dinh dưỡng chậm hơn giúp giữ lượng đường trong máu ổn định. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt bệnh nhân tiểu đường nên ăn thường xuyên là: gạo lứt, yến mạch, lúa mạch, ngô, kê, kiều mạch…

Người bị bệnh tiểu đường có thể bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt
Người bị bệnh tiểu đường có thể bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt

Thịt, cá

Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Người bệnh tiểu đường không nên hạn chế ăn các loại thịt cá
Người bệnh tiểu đường không nên hạn chế ăn các loại thịt cá 

Thực phẩm chứa chất béo tốt

Chất béo vẫn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, giúp hấp thu vitamin và là cơ chất trong tổng hợp các hormone nội tiết. Với người đái tháo đường chất béo không bão hòa tốt hơn chất béo bão hòa.

Các thực phẩm cung cấp chất béo tốt là:

  • Dầu ô liu, đậu nành, hướng dương
  • Các loại cá béo: cá hồi, cá ngừ, cá mòi…
  • Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…
  • Trái bơ
Một số thực phẩm chứa chất béo tốt
Một số thực phẩm chứa chất béo tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nước trà, cà phê

Trong trà đen, trà xanh, trà ô long có chứa chất hóa học polyphenol giúp tăng cường hoạt động của insulin.

Uống cà phê có caffein được chứng minh là giảm thiểu được sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2 tới 60% so với những người không uống. Nhưng chú ý ngày nên uống 1 cốc và nên uống cà phê đen chứ không nên uống cà phê sữa nhé!

Lạc (đậu phộng)

Đậu phộng là một nguồn cung cấp protein và chất xơ dồi dào cũng giúp bạn kiểm soát cân nặng. Theo một nghiên cứu năm 2013, bổ sung đậu phộng trong chế độ ăn uống đã giúp phụ nữ béo phì kiểm soát các triệu chứng có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh cho biết ăn đậu phộng hoặc bơ đậu phộng trong bữa sáng sẽ điều chỉnh lượng đường trong máu trong cả ngày, theo Times of India.

Bên cạnh đó, đậu phộng là một nguồn giàu magie, được biết là khá hữu ích trong việc duy trì lượng đường trong máu.

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn gì, uống gì?

Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, xúc xích,… có thể làm tăng 26-40% nguy cơ mắc tiểu đường. Thịt đỏ qua quá trình chế biến, nấu ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra chất làm thúc đẩy quá trình phát triển và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thực phẩm giàu chất béo xấu: Mỡ động vật, bơ, phomat,… Với hàm lượng cholesterol cao, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch với những bệnh nhân đái tháo đường.

Thực phẩm ngọt: Bánh, kẹo, hoa quả sấy, mứt, nước ngọt có ga,… đều là thực phẩm, đồ uống chứa lượng đường rất cao, không tốt cho sức khỏe người bệnh.

Thuốc lá: Chất độc từ thuốc lá có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, giảm khả năng sản sinh insulin và điều chỉnh đường huyết.

Trên đây là những đồ ăn, đồ uống bệnh nhân tiểu đường nên ăn, nên kiêng để ổn định sức khỏe. Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống điều độ thì người bệnh cần uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm rõ tình hình bệnh, có biện pháp can thiệp phù hợp.

4.5/5 - (2 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top