Người huyết áp thấp có uống được nấm linh chi không?

Người huyết áp thấp có uống được nấm linh chi không?

Cập nhật lần cuối vào 20/03

Bệnh nhân huyết áp thấp không được khuyến khích dùng nấm linh chi bởi các dược chất trong nấm sẽ làm hạ huyết áp thêm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Bệnh huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

Với người bình thường huyết áp dao động quanh khoảng 120/80mmHg (120mmHg – huyết áp tâm thu; 80 mmHg huyết áp tâm trương). Được coi là huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu trị số huyết áp dưới 90/60mmHg được cho là mắc bệnh huyết áp thấp.

Khi mắc bệnh huyết áp thấp, người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, váng đầu, hoa mắt, xây xẩm, tái mét mặt mày, buồn nôn. Căn bệnh huyết áp tuy không gây biến chứng nhưng nó là tác nhân gây ra một số bệnh nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận… nguy hiểm đến tính mạng.

Nguy hiểm là vậy nên ngay khi phát hiện mình có bệnh, bệnh nhân nên tìm hiểu và lắng nghe lời khuyên của bác sĩ về phương hướng điều trị, chế độ sinh hoạt để kiểm soát bệnh được tốt nhất. Gần đây nhiều người truyền tai nhau về việc sử dụng nấm linh chi để hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, điều này liệu có tốt?

Người huyết áp thấp có uống được nấm linh chi không?

Nấm linh chi chứa nhiều dược chất quý, có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm: ung thư (gan, đại tràng, phổi, thực quản, vòm họng…), tiểu đường, gout… Một trong những loại nấm linh chi tốt nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo là nấm lim xanh Quảng Nam.

Thành phần nấm linh chi chứa các dược chất như polysaccharides, steroids, axit ganoderic, germanium, kali có tác dụng hạ huyết áp nên rất tốt cho người cao huyết áp, giúp điều hòa huyết áp ổn định. Thế nhưng đối với người huyết áp thấp thì nấm linh chi không được khuyến khích sử dụng. Lý do bởi vốn dĩ huyết áp người bệnh đã thấp, nếu uống linh chi, các dược chất trong nấm lại làm hạ huyết áp thêm xuống thì rất nguy hiểm, làm người bệnh hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn. Đồng thời chúng còn làm nên sự hạn chế sự hình thành các màng máu, khiến máu chảy không có dấu hiệu ngừng. Do đó, người có tiền sử bệnh huyết áp thấp không nên sử dụng nấm linh chi. Nếu muốn dùng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. (Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong mục Ai nên sử dụng nấm linh chi)

Nấm linh chi tốt cho sức khỏe nhưng người huyết áp thấp nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi uống
Nấm linh chi tốt cho sức khỏe nhưng người huyết áp thấp nên cân nhắc kĩ lưỡng trước khi uống

Một số thông tin khác về nấm lim xanh mà bạn nên tham khảo là:

Người huyết áp nên làm gì để cải thiện sức khỏe?

Kiểm soát lượng muối tiêu thụ hàng ngày

Trong những trường hợp huyết áp cao, bạn cần giảm muối vì natri làm tăng chỉ số huyết áp. Tuy nhiên, ăn mặn không phải là giải pháp cho huyết áp thấp. Ăn nhiều muối có thể làm tăng đáng kể nguy cơ huyết áp cao, tổn thương cơ quan và các biến chứng khác. Vì vậy, để điều trị huyết áp thấp, tốt hơn cả là kiểm soát lượng muối ăn và đảm bảo chỉ nhận 10 – 12mg muối qua chế độ ăn theo khuyến nghị. Trong trường hợp, bác sĩ yêu cần bạn tăng cường muối, bạn có thể chế biến cùng thực phẩm nhưng cũng chỉ nên ở mức vừa phải.

Tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng mỗi ngày

Với người huyết áp thấp, để cải thiện bệnh, bạn cần giữ tinh thần thoải mái và lạc quan, tránh sợ hãi, căng thẳng; duy trì tập thể dục 30 – 40 phút/ngày. Tránh các bộ môn thể thao gây chóng mặt như chạy, nhảy, nhào lộn…

Tránh tắm nước nóng hoặc xông hơi quá lâu

Tắm hoặc xông hơi lâu với nước nóng sẽ khiến áp lực trong cơ thể bị giảm, dễ dẫn tới hiện tượng choáng váng, chóng mặt.

Không nên thay đổi tư thế đột ngột

Bạn không nên thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên, ngồi xuống, dậy khỏi giường bởi việc này sẽ khiến bạn bỗng nhiên hoa mắt, chóng mặt hoặc ngã. Điều bạn cần làm là thực hiện các thao tác từ từ, chậm rãi, trướng khi dậy khỏi giường hoặc đứng lên thì nên xoa bóp chân vài lần.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Thực phẩm nên ăn: rau cần tây, hạt sen, long nhãn, táo tàu, quả dâu, nho khô, hạnh nhân, trà cam thảo, gừng, thịt, cá… Bạn nên chia nhỏ những bữa ăn thành nhiều lần trong ngày.
  • Thực phẩm, đồ uống nên kiêng: Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, cháo, nui và bánh mỳ… bia rượu, thuốc lá…

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc người huyết áp có uống được nấm linh chi không, nấm linh chi có làm tụt huyết áp không. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân được tốt nhất nhé!

5/5 - (2 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top