Ăn khoai tây có tác dụng gì, ăn có béo không?

Ăn khoai tây có tác dụng gì, ăn có béo không?

Cập nhật lần cuối vào 08/02

Ăn khoai tây rất tốt, mang nhiều tác dụng tuyệt vời, thế nhưng nó chỉ đúng khi bạn biết cách ăn. Chẳng hạn nên hạn chế ăn khoai tây chiên, nướng, thay vào đó ăn các món khoai tây hấp, luộc, hầm… bổ dưỡng.

Thành phần chất dinh dưỡng có trong khoai tây

Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g khoai tây:

  • Nước (g): 79
  • Năng lượng (kJ): 322
  • Chất đạm (g): 2.0
  • Chất béo (g): 0,09
  • Carbohydrate (g): 17
  • Chất xơ (g): 2,2
  • Đường (g): 4,18
  • Canxi (mg): 12
  • Sắt (mg): 0,78
  • Magiê (mg): 23
  • Phốt pho (mg): 57
  • Kali (mg): 421
  • Natri (mg): 6
  • Kẽm (mg): 0,29
  • Đồng (mg): 0,11
  • Mangan (mg): 0,15
  • Selen (μg): 0,3
  • Vitamin C (mg): 19,7
  • Thiamin (B1) (mg): 0,08
  • Riboflavin (B2) (mg): 0,03
  • Niacin (B3) (mg): 1,05
  • Axit pantothenic (B5) (mg): 0,30
  • Vitamin B6 (mg): 0,30
  • Tổng Folate (B9) (μg): 16
  • Vitamin A (IU): 2
  • Vitamin E (mg): 0,01
  • Vitamin K1 (μg): 1,9
  • Beta-carotene (μg): 1
  • Lutein + zeaxanthin (μg): 8
  • Axit béo bão hòa (g): 0,03
Trong khoai tây có nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe
Trong khoai tây có nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe

Ăn khoai tây có tốt không? Ăn khoai tây có tác dụng gì?

Phòng ngừa và hỗ trợ chữa ung thư

Củ khoai tây chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp giảm thiểu tác hại của các gốc tự do đến tế bào khỏe mạnh. Hàm lượng vitamin A và quercetin, đặc biệt chất selen trong khoai tây có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ác tính, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những bệnh nhân ung thư hấp thụ thực phẩm selen thường xuyên sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm, kéo dài thời gian sống hơn so với người hấp thụ ít.

Ngoài khoai tây thì cũng có một số thực phẩm và dược liệu khác chứa selen, chẳng hạn như: cá rốt, gạo lứt, yến mạch, hải sản và nấm lim xanh. So với khoai tây thì khả năng hỗ trợ chữa ung thư của nấm lim xanh tốt hơn gấp nhiều lần, lý do bởi loại dược liệu này không chỉ chứa selen mà còn chứa hàng chục dược chất quý hiếm: Beta-glucan, Triterpenes, Lingzhi-8 Protein… có khả năng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư, giảm nhiễm trùng sau mổ, giúp giảm triệu chứng đau đớn, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm

Khoai tây cung cấp khoảng 45% lượng vitamin C cần thiết hằng ngày cho cơ thể, giúp phòng chống cảm lạnh, chảy máu nướu răng, nhiễm trùng…

Tốt cho não bộ

Axit alpha lipoic, một loại enzyme trong khoai tây có thể giúp tăng cường sức khỏe nhận thức tổng thể. Các chuyên gia đã gắn kết axit này với những tác dụng có lợi cho bệnh nhân Alzheimer.

Một số vitamin và khoáng chất có trong khoai tây tác động tích cực đến chức năng của não (bao gồm kẽm, phốt pho và phức hợp B). Vitamin B6 đặc biệt quan trọng để duy trì sức khỏe thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu, ngăn ngừa nguy cơ bị trầm cảm.

Giúp tim mạch khỏe mạnh

Khoai tây rất tốt cho sức khỏe tim mạch do chất xơ cũng giúp làm giảm cholesterol trong các mạch máu. Ngoài ra, vitamin C và B6 còn giúp giảm thiểu lượng gốc tự do, carotenoid giúp duy trì sự hoạt động ổn định của tim mạch.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Sở hữu nhiều Carbohydrate, củ khoai tây rất dễ tiêu hóa khi được nấu chín. Ngoài ra, thành phần chất xơ dồi dào có trong khoai tây còn hoạt động như một chất nhuận tràng, giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề ở đường ruột.

Ổn định huyết áp

Nhờ chứa các thành phần kali, kukoamine và chất xơ hòa tan đã giúp khoai tây trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất cho người bị cao huyết áp. Chúng giúp hạ áp bằng cách kích thích mạch máu giãn nở và ổn định nồng độ glucose trong máu, đảm bảo cho quá trình lưu thông máu diễn ra thông suốt.

Làm đẹp da

Sử dụng bông thấm nước ép khoai tây thoa đều lên vùng da bị mụn sẽ giúp giảm tình trạng viêm và làm lành vết mụn. Bạn có thể sử dụng hàng ngày cho tới khi mụn biến mất. Tuy nhiên, nên tránh ánh nắng trực tiếp vì làn da thời kỳ này rất dễ bị tổn thương.

Ngoài ra bạn cũng có thể luộc chín một củ khoai tây, trộn với một thìa dầu olive nguyên chất, nghiền nhuyễn và đắp mặt nạ trong 2 phút. Cách này sẽ giúp da mịn màng, giảm thô ráp, nứt nẻ.

Ăn khoai tây có béo không?

Ăn khoai tây có béo không tùy thuộc vào cách ăn, chế độ ăn và sinh hoạt của mỗi người.

Với những người đang muốn giảm cân thì lựa chọn khoai tây vào thực đơn ăn uống cũng là ý kiến tốt bởi trong khoai tây có chứa nhiều hợp chất khác nhau, tiêu biểu trong đó có chất ức chế protease và chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn của bạn, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đương nhiên để tác dụng giảm cân nhanh thì bạn nên kết hợp với luyện tập thể dục và chế độ ăn lành mạnh khác.

Trường hợp bạn ăn khoai tây với số lượng nhiều, ăn vào ban đêm, lười luyện tập thì việc tăng cân là điều khó tránh khỏi.

Một vài thắc mắc khác thường gặp khi ăn khoai tây

Có nên ăn khoai tây mọc mầm?

Nhiều người thấy khoai tây mọc mầm nhưng không bỏ, vẫn cố tình cắt bỏ phần mầm đi rồi chế biến, điều này là hoàn toàn không nên. Lý do bởi khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là 2 chất có thể gây ngộ độc cho người. … Các triệu chứng ngộ độc khoai tây có thể kéo dài 1-3 ngày, có người phải nằm viện. Vậy tốt nhất khi thấy khoai tây mọc mầm bạn không nên ăn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Không nên ăn khoai tây với gì?

Quả hồng, cà chua, anh đào: Sau khi ăn khoai tây, dạ dày sẽ sản sinh một lượng lớn axit clohidric, nếu như lại tiếp tục ăn 3 loại quả này, axit dạ dày cùng trái cây sẽ tạo ra phản ứng kết tủa, làm cho tiêu hóa và đào thải khó khăn, rất dễ dẫn đến chứng khó tiêu, biếng ăn.

Chuối: Bạn sẽ bị nổi những mụn nhỏ hoặc tàn nhang trên mặt nếu kết hợp khoai tây và chuối trong bữa ăn của mình. Và chuối kết hợp với khoai tây sẽ tạo ra nhiều chất carbohydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.

Ăn khoai tây có mất sữa không?

Ăn khoai tây không bị mất sữa mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho cơ thể người mẹ. Khoai tây có tác dụng làm mát cơ thể, ngăn ngừa táo bón tốt cho trẻ thông qua sữa mẹ. Không chỉ vậy, khoai tây còn tốt cho tim mạch, tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá. 

Tuy nhiên mẹ nên nhớ chỉ nên ăn khoai tây được chế biến bằng các phương pháp hấp, luộc, nấu canh… còn hạn chế ăn khoai tây chiên. Khi mẹ ăn khoai tây chiên hay các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng đầy bụng,việc hấp thu dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác bị giảm đi, đồng thời dầu mỡ dung nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ làm giảm sự tiết sữa.

Ăn khoai tây thay cơm có tốt không?

Nhiều người chuyển sang chế độ ăn khoai thay cho ăn cơm với nhiều mục đích khác nhau: giảm cân, làm đẹp… Về mặt dinh dưỡng, khoai tây có thể được sử dụng như một loại lương thực chính vì nó rất giàu carbohydrate (hàm lượng carbohydrate trong khoai tươi chiếm khoảng 80% trọng lượng khô của nó. Thế nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không thể thay thế hoàn cơm, mà chỉ nên ăn 50 đến 100 gram mỗi ngày, đảm bảo đỡ ngấy và không ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng.

Có bầu ăn khoai tây được không?

Bà bầu có thể ăn khoai tây, nhưng chỉ nên ăn 2 – 3 bữa/ tuần, và đặc biệt nên hạn chế ăn khoai tây chiên. Khoai tây giàu tinh bột nên khi chế biến ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ sinh ra acrylamide – một chất hóa học độc hại. Khi thai phụ hấp thu lượng lớn acrylamide có thể khiến đứa con sinh ra nhẹ cân hơn trung bình. Ngoài ra đầu của các trẻ này có chu vi nhỏ hơn, khiến não chậm phát triển. Trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và thai nhi. Thay vì ăn khoai tây chiên, các bà bầu được khuyên nên đổi khẩu vị bằng các món khoai tây hầm hoặc xào với thịt bò, thịt lợn. 

Cần chú ý gì khi ăn khoai tây?

  • Không ăn vỏ khoai tây: Trong vỏ khoai tây có chứa một độc tố có tên là solanine, nếu như cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất này sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính.
  • Khi chọn khoai tây nên chọn loại có màu nâu sẫm và nên tránh những củ khoai tây có màu xanh. Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục. Tuy nó gây hại cho sức khỏe nhưng đây là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Sự tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Vì nhiều loại khoai tây có chỉ số đường huyết cao có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
  • Không ăn khoai tây đã để lâu: Khoai tây để lâu có chất solanine, nếu như thường xuyên ăn khoai tây có hàm lượng chất solanine cao sẽ dẫn đến trúng độc.
  • Không ăn khoai tây để đông lạnh: Khoai tây nên bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tuyệt đối không được bảo quản khoai tây đông lạnh, cũng như không ăn khoai tây đã để đông lạnh.
  • BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, khi chế biến khoai tây, chúng ta cần gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước khoảng 30 phút để giảm chất acrilamit không tốt cho sức khỏe. Dù khoai tây là nguồn cung cấp tinh bột, vitamin rất tốt nhưng chúng ta không nên sử dụng quá mà chỉ nên dùng lượng vừa phải, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, thừa cân, béo phì.
5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top