Ăn nhân sâm có tác dụng gì? Lý do ăn nhân sâm chảy máu mũi?

Ăn nhân sâm có tác dụng gì? Lý do ăn nhân sâm chảy máu mũi?

Cập nhật lần cuối vào 08/02

Nhân sâm từ lâu được mệnh danh là thần dược đối với sức khỏe. Để phát huy tác dụng chữa bệnh, làm đẹp của nhân sâm thì đòi hỏi bạn phải biết cách sử dụng nhân sâm đúng cách.

Thành phần dinh dưỡng trong nhân sâm

Theo nghiên cứu trong nhân sâm có chứa 32 hợp chất saponin triterpen, 30 chất là saponin dammaran tạo nên giá trị dược tính của nhân sâm. 

Ngoài ra thì nhân sâm còn có 7 hợp chất polyacetylen, 17 acid amin, 17 acid béo (acid palmitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic,…), 20 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể (như Fe, Mn, Co, Se, K,…), các loại vitamin A, B1, B2, C,… cùng một số thành phần khác như glucid, tinh dầu, chất xúc tác polipeptit, polisaccarit, germanium, đường saccarozơ, acid sunfuric, đường glucose, đường mạch nha,…

Thành phần Saponin trong nhân sâm gồm các ginsenosides: Ginsenosides Ro, Re, Rg1, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2, Ra1, Ra2,…

Nhân sâm là vị thuốc quý cho sức khỏe từ hàng nghìn năm nay
Nhân sâm là vị thuốc quý cho sức khỏe từ hàng nghìn năm nay

Ăn nhân sâm có tác dụng gì?

Phòng chống và hỗ trợ chữa ung thư

Nhân sâm có tinh chất ginsenoside Rh2 và Rh3germanium có khả năng ức chế sinh trưởng tế bào ung thư hoặc diệt chúng. Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rõ, rối loạn hay suy giảm chức năng miễn dịch là một trong những nguyên nhân chính phát sinh bệnh ung thư.

Tế bào ung thư lấy hết dinh dưỡng của các tế bào khác, điều đó làm cho người bệnh bị suy dinh dưỡng, bị thiếu máu làm cho sức đề kháng yếu. Liệu pháp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư cũng tiêu diệt nhiều bạch cầu. Một số người giảm bạch cầu xuống dưới 2 triệu làm cho sức đề kháng giảm yếu không tạo ra được khả năng miễn dịch. Điều này làm cho tế bào ung thư càng tự do phát triển hơn, vì vậy phải gia tăng bạch cầu cho người bệnh. Nhân sâm có khả năng tăng bạch cầu rất hiệu quả, từ đó hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Hàm lượng dược chất Germanium không chỉ có ở trong nhân sâm mà còn được phát hiện có ở nhiều trong nấm lim xanh – nấm quý nhất thuộc dòng họ Nấm Linh Chi. Loại nấm này chỉ mọc duy nhất trên thân và rễ các cây gỗ lim xanh đã mục trong rừng, ngoài ra không mọc trên bất cứ cây nào khác. Ngoài Germanium thì nấm còn chứa các dược chất khác như Lingzhi-8 Protein, selen, Polysaccharide… có tác dụng ức chế và hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, giảm kích thước khối u… Nhiều bệnh nhân ung thư có thể sống thêm 10 – 20 năm nhờ kết hợp phác đồ điều trị của bác sĩ và sử dụng nấm lim xanh đúng cách.

Năm 1993, công trình nghiên cứu Nấm Lim Xanh của các nhà khoa học người Hàn Quốc cho biết, Nấm Lim Xanh là một thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh ung thư hiệu quả mà không một thảo dược nào có thể sánh được, kể cả nhân sâm. Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài Tác dụng của nấm lim xanh trọng điều trị ung thư.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nhân sâm giúp kiểm soát nồng độ insulin ở người mắc bệnh tiểu đường. Thường xuyên dùng nhân sâm giúp giảm hàm lượng glucose trong máu, cho phép người bệnh ăn các món có đường mà không lo tăng đường huyết đột biến.

Tăng cường chức năng hệ tuần hoàn

Tăng cường chức năng hệ tuần hoàn là đáp án cho câu hỏi ăn nhân sâm có tác dụng gì. Chức năng này của nhân sâm được chứng minh nhờ hàm lượng Polysaccharides, Ginsenosides và Saponin,… Với những người có khí huyết không ổn định thì việc sử dụng nhân sâm có tác dụng rất tuyệt vời. Nhân sâm không chỉ góp phần vào việc điều hòa khí huyết mà còn hạn chế hàm lượng Cholesterol trong máu. Lượng cholesterol là một trong những nguyên nhân gây nên các vấn đề, bệnh lý nguy hiểm về tim mạch như đột quỵ, tai biến, xơ vữa động mạch. Khi lượng Cholesterol trong thành mạch được giải phóng, khả năng mắc bệnh sẽ thấp hơn. Công dụng của nhân sâm đối với hệ tuần hoàn và hệ tim mạch: ổn định mọi chức năng, điều hòa các chỉ số quan trọng như huyết áp, lưu lượng máu, cholesterol, đường huyết,…

Hỗ trợ giảm cân

Một trong những công dụng phổ biến nhất của nhân sâm là hỗ trợ giảm cân. Nhân sâm đẩy mạnh trao đổi chất và giúp cơ thể đốt cháy mỡ nhanh hơn. Uống trà nhân sâm vào buổi sáng giúp bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả ăn kiêng và tập luyện.

Cải thiện trí nhớ

Thử nghiệm trên động vật cho thấy các thành phần ginsenosides và hợp chất K trong nhân sâm có thể giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác hại của các gốc tự do, xoa dịu thần kinh, cải thiện trí nhớ. Đồng thời chúng còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hành vi và nhận thức của người bị Alzheimer.

Tốt cho sinh lý nam giới

Nếu hỏi ăn nhân sâm có tác dụng gì thì câu trả lời không thể thiếu là tốt cho sinh lý phái mạnh. Nhân sâm, nhất là hồng sâm là vị thuốc được y học cổ truyền sử dụng để điều trị rối loạn cương dương. Một thử nghiệm được tiến hành tại Hàn Quốc vào năm 2002 cho thấy, khoảng 60% nam giới bị rối loạn cương dương sau khi sử dụng dược liệu này đã cải thiện được các triệu chứng rõ rệt. Nó hoạt động bằng cách tăng cường lưu thông máu đến dương vật, qua đó giúp cậu nhỏ cương cứng nhanh hơn và có khả năng chiến đấu bền bỉ hơn.

Phòng ngừa cảm lạnh

Uống nhân sâm đều đặn trong những tháng mùa đông giá rét có thể giúp ngăn ngừa chứng cảm lạnh hiệu quả. Đặc biệt, dược thảo này còn làm giảm đáng kể triệu chứng và thời gian nhiễm lạnh.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Alberta, Canada, đã kiểm chứng tác dụng trị cảm lạnh của nhân sâm trên hơn 300 người. Một nửa số này uống 2 viên sâm Bắc Mỹ hằng ngày trong vòng 4 tháng mùa đông, số còn lại dùng giả dược. Kết quả cho thấy chỉ có 10% nhóm dùng sâm bị cảm lạnh, trong khi ở nhóm giả dược là 23%. Đáng chú ý là triệu chứng và thời gian bị cảm lạnh ở những người dùng sâm nhẹ hơn nhiều (giảm tới 1/3).

Làm đẹp da

Trong thành phần của sâm  từ 10 – 35 hoạt chất Saponin, đây là dưỡng chất chính và đặc biệt quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào máu và bổ sung oxy trị chân khí kém, giúp máu lưu thông tạo nên làn da hồng hào, căng bóng đầy sức sống đồng thúc đẩy sản sinh collagen tái tạo tế bào da, làm đầy các nếp nhăn, phục hồi lại làn da tổn thương do tác động từ môi trường bên ngoài.

Các cách dùng nhân sâm tốt cho sức khỏe

Uống trà nhân sâm: Thái củ nhân sâm thành những lát mỏng. Khi dùng chỉ cần lấy 1 – 2g cho vào ấm pha trà, chế thêm nước sôi vào. Để khoảng 5 phút rót ra uống dần thay trà hàng ngày. Khi uống hết, bạn có thể tiếp tục cho nước sôi vào hãm thêm vài lần nữa cho đến khi trà sâm không còn vị nữa thì ngưng. Phần bã lấy nhai kỹ nuốt nước.

Ngậm sâm: Nhân sâm khô hoặc tươi mua về thái lát mỏng, bỏ vào hũ để dùng dần. Mỗi lần lấy 1 lát ngậm trong miệng. Khi sâm mềm nhai nuốt cả bã. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lát.

Chế biến món ăn từ nhân sâm: Bạn có thể sử dụng nhân sâm để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng như: cháo nhân sâm, gà hầm nhân sâm, canh nhân sâm hạt sen, cơm trộn nhân sâm…

Sắc uống: Dùng 5 – 10g nhân sâm đã được thái lát mỏng đem sắc khoảng 20 phút. Cuối cùng thêm 20g đường vào quậy tan, để nguội, chia uống nhiều lần. Nhai nuốt cả cái để có tác dụng tốt hơn.

Nhân sâm ngâm mật ong: Bạn lấy nhân sâm tươi thái lát mỏng, cho vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu vào ngâm. Mỗi ngày dùng 1 – 4g. Ăn trực tiếp cả mật ong lẫn sâm hoặc pha với nước ấm uống. 

Nghiền bột uống: Nhân sâm sấy hoặc phơi cho thật khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần lấy 1 – 2g bột sâm uống trực tiếp với nước đun sôi để nguội hoặc hãm nước sôi uống như trà.

Ăn nhân sâm đúng cách như thế nào?

Nên dùng nhân sâm tươi 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi trưa hoặc buổi chiều (trước 5h) để tăng cường sự tỉnh táo và hưng phấn đầu óc, đồng thời chống mệt mỏi và tăng cường sức khỏe. Không nên dùng sâm tươi vào buổi tối vì nó có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, dễ gây ra trằn trọc, khó ngủ làm đầu óc khó chịu, căng thẳng.

Nên uống, ăn sâm trước bữa ăn khoảng 15-20 phút để kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn và dễ hấp thu hơn, đặc biệt là sâm tẩm mật ong.

Đối với các trường hợp đang dùng thuốc tây khác nếu muốn dùng nhân sâm nên cách 2 giờ sau uống thuốc. Khoảng cách 2 giờ là thời gian để thuốc đã chuyển hóa trong cơ thể, khi đó dùng nhân sâm sẽ không làm mất đi tác dụng của thuốc, tránh tình trạng đường huyết giảm đột ngột gây choáng váng, ngất.

Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 1 – 2g mỗi ngày. Người hay mất ngủ nhưng sức khỏe yếu mà muốn dùng sâm nên dùng buổi sáng với liều lượng thấp, khoảng 2-3g/ngày. Theo nhiều ghi chép thì khi cơ thể người nhận quá 100g nhân sâm thì sẽ có hưng phấn. Nếu dùng quá 200g thì sẽ xuất hiện các hiện tượng trúng độc như toàn thân nổi ban, ngứa ngáy, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, nhiệt độ cơ thể tăng, xuất huyết…

Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng nhân sâm

Tại sao ăn nhân sâm lại chảy máu mũi?

Tác dụng chủ yếu của nhân sâm là tác dụng điều hòa khí huyết, nó chủ yếu giúp đưa khí huyết ngoại vi từ ngoài vào khoang bụng. Khi tỳ vị có càng nhiều khí huyết cùng tham gia vào quá trình tiêu hóa hấp thu giúp sinh ra nhiều khí huyết, có ích cho cơ thể.

Còn về những trường hợp vừa ăn xong đã bị lở loét, dẫn tới xuất huyết mũi. Nguyên nhân thật sự là bởi tuyến nước bọt không tốt, sau khi ăn nhân sâm, khí huyết thu thập của vùng miệng cùng tham dự vào quá trình tiêu hóa hấp thu của tỳ vị, làm cho khoang mũi, xung quanh vùng môi miệng thiếu nước bọt, hư nhiệt nóng vào bên trong, làm bên trong bị nóng khô hanh, gây ra xuất huyết ở mũi.

Bà bầu ăn nhân sâm được không?

Nhân sâm không được khuyến khích sử dụng cho các bà bầu, lý do bởi:

  • Dị tật bẩm sinh: Các nhà khoa học tại bệnh viện HongKong đã thí nghiệm trên những con chuột đang mang bầu. Mỗi con chuột được tiêm 30 mg/ml hợp chất ginsenoside – hợp chất có nhiều trong nhân sâm. Việc tiêm này diễn ra đến ngày thứ 9 thì các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân tay có dấu hiệu phát triển không bình thường. Hệ gen ở chuột gần giống con người, do vậy phụ nữ mang bầu được khuyên không nên ăn nhân sâm để tránh gây dị tật cho thai nhi.
  • Gây tiêu chảy: Một tác dụng phụ thường gặp ở phụ nữ mang thai uống trà nhân sâm đó là tiêu chảy. Sau khi uống, bạn có thể bị tiêu chảy từ 2 – 3 lần/ngày. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nếu bạn bị tiêu chảy sau khi uống, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức và uống nhiều nước để giúp cơ thể tránh bị mất nước.
  • Gây rối loạn giấc ngủ: Theo các chuyên gia, nhân sâm được xem là một trong những yếu tố gây rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ mang thai. Ngoài việc khiến cho bà bầu khó ngủ, nó còn khiến cho bà bầu thường thức dậy nhiều lần trong đêm. Thiếu ngủ có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và khiến tâm trạng thay đổi thất thường.

Đau bụng ăn nhân sâm có sao không?

Người bụng thường xuyên bị đầy trướng, căng tức, đau bụng, sôi bụng, phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị đau bụng, tiêu chảy, dùng nhân sâm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những người nào không nên ăn nhân sâm?

Ngoài phụ nữ mang thai, người bị đau bụng (được nêu trên) thì các đối tượng sau cũng không nên hoặc hạn chế ăn nhân sâm, cụ thể:

  • Trẻ em cơ thể yếu, kém ăn, chậm phát triển về thể lực và tinh thần có thể dùng nhân sâm, song không nên quá lạm dụng vì sẽ làm cho trẻ bị kích dục sớm.
  • Người mắc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp: Những người này cũng bị âm hư hỏa vượng nên nhân sâm càng làm bệnh nặng thêm.
  • Bệnh nhân giãn phế quản, lao: Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đây là lúc âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Nhân sâm càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm nặng hơn tình trạng nôn ra máu.
  • Người bị nôn mửa, trào ngược, tăng huyết áp cũng không nên dùng. Vì sâm lúc đầu có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do vậy nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não. 
  • Bệnh gan mật: Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt… đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.
  • Nhân sâm kỵ với thuốc đông máu nếu sử dụng có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường cho bệnh nhân. Vì vậy, người đang uống thuốc đột quỵ nên tránh dùng nhân sâm.
  • Những bệnh nhân đang dùng thuốc rối loạn tâm thần, trầm cảm, tâm thần phân liệt… không nên dùng nhân sâm do sâm có một số hoạt chất có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc gây hại cho thần kinh.

Dùng nhân sâm có thể gây tác dụng phụ gì?

Với một số người cơ thể bị dị ứng với các thành phần dược chất trong nhân sâm hoặc những người dùng nhân sâm liên tục trong thời gian dài với liều lượng lớn sẽ có thể gặp những tác dụng phụ sau:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Phù
  • Làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu
  • Hồi hộp
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Co giật
  • Mê sảng
  • Sưng vú, chảy máu âm đạo ở phụ nữ
  • Giảm đường huyết mạnh dẫn đến một số triệu chứng bất thường như trống ngực đập nhanh, vã mồ hôi, choáng váng, đau đầu, giảm thị lực, run rẩy…
  • Viêm mạch máu não
  • Ngứa, phát ban, khó thở…

Thắc mắc ăn nhân sâm có tác dụng gì, tại sao ăn nhân sâm chảy máu mũi… đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết. Để sử dụng nhân sâm an toàn, tốt sức khỏe thì bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng, những đối tượng không nên dùng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top