Bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn duy trì…
Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp
Cập nhật lần cuối vào 03/07
Sau mổ ung thư tuyến giáp thì người nhà cần chú ý cách chăm sóc bệnh nhân cả về tinh thần và chế độ dinh dưỡng để sức khỏe họ mau chóng cải thiện, phục hồi.
Nội dung chính trong bài:
1. Tìm hiểu về phương pháp mổ ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.
Phẫu thuật (Mổ) ung thư tuyến giáp bao gồm cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp, đôi khi kèm theo phẫu thuật nạo hạch cổ nếu có di căn hạch cổ. Sau khi phẫu thuật, các phương pháp khác như điều trị nội tiết, điều trị Iod phóng xạ sẽ được cân nhắc sử dụng hỗ trợ sau mổ nhằm giảm tỷ lệ tái phát của bệnh, tăng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh ung thư.
Quá trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến sức khỏe cũng như thời gian sống của bệnh nhân. Do vậy người nhà và bệnh nhân cần chủ động trang bị cho mình các thông tin, kiến thức chăm sóc sức khỏe người bệnh ung thư tuyến giáp sau mổ.
2. Kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp
Phối hợp với chặt chẽ với bác sĩ sau khi phẫu thuật
Theo dõi định kỳ, tuân thủ sự hướng dẫn, tư vấn của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ là điều cần thiết đối với tất cả các bệnh nhân ung thư tuyến giáp bởi vì bệnh có thể tái phát sau điều trị, phẫu thuật. Các xét nghiệm chính cần làm trong quá trình theo dõi bệnh là siêu âm vùng cổ và xét nghiệm máu. Bên cạnh đó bệnh nhân phải dùng thuốc hormon tuyến giáp (levothyroxine) từ sau khi mổ cắt tuyến giáp đến hết đời. Liều thuốc hormone phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, người nhà cần nhắc nhở bệnh nhân cần chú ý uống thuốc đều đặn, đúng giờ giấc, liều lượng, tuyệt đối không tự ý dừng uống thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ, cũng không được tùy tiện mua thuốc bên ngoài không rõ nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
Cẩn thận với những biến chứng sau mổ ung thư tuyến giáp
Sau quá trình phẫu thuật ung thư tuyến giáp cung có thể gây ra một số biến chứng sau như sau:
- Nhiễm trùng vết mổ.
- Biến chứng do gây mê hồi sức, ví dụ: suy giảm trí nhớ, thay đổi nội tiết tố…
- Giảm thân nhiệt cơ thể.
- Chảy máu, mất máu sau mổ.
Ngoài ra thì có những biến chứng đặc trưng cho phẫu thuật ung thư tuyến giáp mà bạn có thể gặp phải:
- Tổn thương dây thần kinh thanh quản.
- Tổn thương tuyến cận giáp.
Thường thì sau khi phẫu thuật vết mổ ở vị trí tuyến giáp sẽ thâm tím và sưng nhẹ xung quanh. Trong 10 ngày sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, người nhà bệnh nhân nên nhắc nhở người bệnh cần hạn chế tối đa việc vết mổ tiếp xúc với nước và không tham gia các hoạt động thể lực mạnh hay các môn thể dục thể thao cường độ cao để tránh làm tổn thương tới vết thương.
Ngoài ra, ngay sau khi vừa phẫu thuật xong thì bệnh nhân nên ở lại bệnh viện trong khoảng 1 tuần để các bác sĩ hoặc nhân viên y tế có thể tiện theo dõi tình hình sức khỏe. Khi về nhà bệnh nhân cần được tiến hành thay băng, vệ sinh vết mổ thường xuyên nhằm tránh nhiễm trùng. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần đưa bệnh nhân trở lại bệnh viện ngay để được xử lý sớm.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân
Vị trí mổ ung thư tuyến giáp là ở cổ, nên người bệnh sẽ có những khó khăn nhất định khi nuốt sau phẫu thuật. Do vậy thời gian đầu sau mổ, người nhà nên cho bệnh nhân ăn các món ăn dễ nuốt như cháo, súp để giảm đau đớn. Các món cháo, súp có thể chế biến đa dạng từ nguyên liệu rau củ, thịt, cá… và thay đổi thực đơn hàng ngày để người bệnh không bị ngán. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn các đồ cứng, giòn sẽ khiến bệnh nhân đau đớn, làm chậm quá trình lành vết thương sau mổ. Khi cho bệnh nhân ăn, nên để người bệnh ngồi, lưng và đầu nên dựa được nhẹ nên gối.
Sau khi vết thương đã dần hồi phục, người bệnh có thể ăn cơm và thức ăn bình thường. Tuy nhiên người nhà nên lên danh sách các món ăn người bệnh ung thư nên ăn và nên kiêng để giúp bệnh nhân có sức khỏe tốt nhất.
Thực phẩm người bệnh ung thư tuyến giáp sau mổ nên ăn:
- Các loại hạt: Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là những nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magie, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.
- Các loại hải sản: Các loại hải sản như tôm, cá, cua…sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tuyến giáp. Hải sản chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như I-ốt, kẽm, vitamin B, omega -3… và đó là những chất giúp tuyến giáp của cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Rau lá xanh: Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh được khuyến khích cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Vì các loại rau này rất giàu magie, khoáng chất mà đây lại là những chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp.
- Trái cây: Trong trái cây: chuối, xoài, táo, nho chứa nhiều vitamin, rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
- Thực phẩm chứa i-ốt: Theo các chuyên gia iot rất cần cho tuyến giáp. I-ốt có tác dụng giúp cân bằng hormone tuyến giáp và làm giảm sự hình thành u tuyến giáp. Vì vậy đối với người bệnh tuyến giáp nên bổ sung i-ốt trong các bữa ăn hàng ngày, bao gồm: muối, các loại tảo, rong biển, hải sản.
- Nấm lim xanh: Nếu có điều kiện tài chính, sau khi mổ ung thư tuyến giáp khoảng 3 tuần, người nhà có thể mua nấm lim xanh để sắc nước cho bệnh nhân uống. Trong nấm lim xanh chứa dược chất Beta Glucan giúp vết thương sau mổ mau lành, tránh nhiễm trùng. Ngoài ra các dược chất như Germanium, Triterpenoids trong nấm lim cao gấp 5 – 8 lần nhân sâm có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời tăng sức đề kháng, giúp bệnh nhân ung thư có đủ sức khỏe để hóa trị, xạ trị, tăng cường điều trị bệnh được tốt nhất. (Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài Nấm lim xanh điều trị ung thư)
Thực phẩm người bệnh ung thư tuyến giáp sau mổ nên kiêng:
- Rượu bia, đồ uống có ga, cồn…
- Thuốc lá
- Đồ ăn nhanh, chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia: thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng..
- Nội tạng động vật: gan, lòng, phổi, ruột…
- Đồ ăn chưa được chế biến chín: gỏi, nem chua, đồ ăn tái…
- Đồ ăn nhiều đường: bánh kẹo…
- Các món dưa chua: cà pháo, cà ghém, rau dưa…
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ từ các món chiên rán, xào…
- Hạn chế ăn đồ nướng
Tham khảo thêm về các loại thực phẩm nên ăn trong bài Sau mổ ung thư nên ăn gì.
Nhắc nhở người bệnh nghỉ ngơi, vận động hợp lý
Tùy theo kiểu phẫu thuật là mổ mở hay nội soi mà thời gian bình phục của mỗi bệnh nhân ung thư tuyến giáp là nhanh hay chậm. Tất nhiên, khả năng bình phục của bệnh nhân mổ nội soi sẽ cao hơn so với bệnh nhân mổ mở.
Mới phẫu thuật ung thư tuyến giáp xong tỉnh dậy, phần cổ họng người bệnh sẽ đau và cứng, do vậy người nhà cũng nên nhắc nhở người bệnh hạn chế nói, nếu nói cần nói nhỏ, nhẹ và chậm; không nên nói nhiều, nói to.
Một bệnh nhân sau mổ tuyến giáp được khuyến cáo, cần ít nhất từ 1 – 2 tuần để trở lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Trong thời gian này, người nhà cần tuyệt đối không để bệnh nhân vận động mạnh hay vác đồ nặng để tránh ảnh hưởng đến vết thương nhé. Sau khoảng 1 tháng phẫu thuật, để tăng cường sức khỏe người bệnh nên tăng cường tập thể dục, thể thao mỗi ngày, nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga, thiền, đi bộ, đạp xe…
Động viên tinh thần người bệnh
Thường thì đa phần tâm lý bệnh nhân ung thư luôn nghĩ đã mắc ung thư là nhận án tử, chính vì thế sinh ra bi quan, chán nản, điều này không tốt cho quá trình hồi phục tình trạng sức khỏe. Người nhà cần thường xuyên động viên, chia sẻ, trò chuyện, khích lệ để giúp người bệnh thêm lạc quan vui sống. Thực tế tiên lượng của ung thư tuyến giáp là rất tốt, đặc biệt là ở những bệnh nhân dưới 45 tuổi và có u kích thước nhỏ. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú như xâm lấn ra ngoài phạm vi tuyến giáp có tiên lượng tốt nhất. Thông thường, thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân trong vòng 10 năm là 100%, tỷ lệ chết do bệnh ung thư tuyến giáp là rất thấp. Đối với bệnh nhân trên 45 tuổi, u kích thước lớn và xâm lấn thì tiên lượng vẫn khá tốt…
Với bệnh nhân, thay vì nằm ủ rũ và lo lắng, sợ hãi thì người bệnh nên tìm đến những niềm vui khác cho mình như: đọc sách, nghe nhạc, cắm hoa, xem phim, gặp gỡ bạn bè…
Trên đây là những kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp bạn nên biết. Nếu có người thân mới phẫu thuật ung thư tuyến giáp xong, bạn hãy áp dụng các kiến thức này để giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ nhé!
Nếu có ý định mua nấm lim xanh cho người bệnh sử dụng thì bạn nên tham khảo thêm những thông tin sau đây: