Ăn nho có tác dụng gì? Bé 6 tháng ăn nho được không?

Ăn nho có tác dụng gì? Bé 6 tháng ăn nho được không?

Thường xuyên ăn nho mang đến nhiều lợi ích, tác dụng vàng cho sức khỏe: chống ung thư, tốt cho mắt, trị mụn… Với trẻ 6 tháng tuổi chỉ nên cho ăn trung bình 50g nho mỗi ngày.

Thành phần dinh dưỡng trong quả nho

Thành phần dinh dưỡng trong 100g nho:

  • Năng lượng: 69 Calo
  • Protein: 0.72 g
  • Carbohydrate: 18 g
  • Chất xơ: 0.9 g
  • Chất béo: 0.16 g
  • Canxi: 10 mg
  • Sắt: 0.36 mg
  • Magie: 7 mg
  • Kali: 191 mg
  • Kẽm: 0.07 mg
  • Đồng: 0.125 mg
  • Mangan: 0.071 mg
  • Vitamin A: 66 IU
  • Vitamin C: 10.8 mg
  • Vitamin E: 0.19 mg
  • Vitamin K: 14.6 μg
  • Vitamin B1: 0.069 mg
  • Vitamin B2: 0.070 mg
  • Vitamin B3: 0.188 mg
  • Vitamin B6: 0.086
  • Folate: 2 μg
Thành phần các chất dinh dưỡng có trong quả nho
Thành phần các chất dinh dưỡng có trong quả nho

Ăn nho có tác dụng gì?

Mỗi ngày ăn 1 vài quả nho mang đến nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người, cụ thể:

Chống ung thư

Nho chứa các chất chống oxy hóa mạnh như Polyphenol, Triterpenes có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa nhiều loại ung thư, bao gồm thực quản, phổi, miệng, hầu họng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt và đại tràng, tăng cường sức chống đỡ của cơ thể trước những tác hại của các phương pháp chữa trị ung thư truyền thống như hoá chất và xạ trị. 

Triterpene không chỉ được tìm thấy trong trái nho mà ở trái táo, oliu và đặc biệt nấm lim xanh cũng chứa hàm lượng rất lớn. Nấm lim xanh là khắc tinh của bệnh ung thư khi mà có thêm các dược chất quý: Lingzhi-8 Protein, Selen, Nucleotide… hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, làm chậm quá trình di căn và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Nhiều người bệnh đã sống thêm hơn 10 năm nhờ kiên trì dùng loại dược liệu này. Hiện nay giá bán nấm lim xanh dao động 4 – 6 triệu đồng/kg.

Nếu bạn muốn mua nấm lim xanh, có thể tham khảo ngay địa chỉ bán nấm lim xanh tại:

Phòng bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não

Ăn nho có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối tốt hơn cả aspirin, đồng thời làm giảm lượng cholesterol huyết thanh. Ngoài ra, nho còn làm giảm sự gắn kết tiểu cầu và ngăn ngừa các bệnh về mạch máu não, các bệnh liên quan đến tim mạch. 

Hợp chất “flavonoid” trong nho có khả năng chống oxy hóa mạnh, có khả năng ngăn chặn sự oxy hóa hình thành do cholesterol xấu có thể gây tắc mạch máu và một số bệnh tuần hoàn khác. Thường xuyên ăn nho hỗ trợ đẩy lùi tình trạng mảng bám vào thành mạch giúp thanh lọc máu và đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn.

Chống viêm gan

Chống viêm gan là một trong những tác dụng khi ăn nho. Nho chứa các hoạt chất tự nhiên, glucozơ, chứa nhiều loại vitamin và cellulose, nó rất hiệu quả trong việc bảo vệ gan, giảm cổ trướng và phù chi dưới. Ngoài ra, các thành phần trong nho cũng có thể cải thiện albumin huyết tương và làm giảm transaminase, rất có lợi cho người có gan không tốt, thậm chí là cả viêm gan.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Nho có nhiều chất xơ, các chất oxi hóa, chất kháng viêm thúc đẩy lưu thông thức ăn, tăng cường sức co bóp của cơ trơn đường tiêu hóa giúp phòng ngừa táo bón, gia tăng sự xuất tiết các dịch tiêu hóa và rút ngắn quá trình lên men trong ruột.

Nho còn có tác dụng lợi tiểu nên các chất độc hại được đào thải nhanh chóng ra ngoài. Bên cạnh đó ăn nho giúp cải thiện chức năng gan, chống viêm nhiễm, phòng ngừa sỏi mật, sỏi thận.

Giúp ổn định huyết áp

Ăn nho có tác dụng gì? Giảm huyết áp là đáp án không thể bỏ qua. 100g nho chứa 191 mg Kali, chiếm 6% (RDI). Chất khoáng này cần thiết trong việc duy trì mức huyết áp khỏe mạnh. Không nạp đủ Kali có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc cao huyết áp, bệnh lý tim mạch và đột quỵ.

Giảm suy nhược thần kinh

Các hợp chất có trong nho như acid folic, acid galic, acid silicic, acid phosphoric,… làm gia tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Hơn nữa, các vitamin thuộc nhóm B, thiamine và niacin giúp tập trung tinh thần, giảm cảm giác bồn chồn lo âu, suy nhược thần kinh, bạn sẽ cảm thấy minh mẫn để học tập và làm việc hiệu quả hơn.

Tốt cho mắt

Thành phần Resveratrol được phát hiện trong trái nho có khả năng bảo vệ các tế bào võng mạc mắt trước tia cực tím A. Điều này giúp giảm nguy cơ bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD), một bệnh về mắt phổ biến, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh mắt do tiểu đường. Ngoài ra, nho có chứa chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin các hợp chất này giúp bảo vệ mắt khỏi bị hư hại từ ánh sáng xanh.

Giảm mụn

Nho có chứa hoạt chất Resveratrol rất tốt trong việc kiểm soát vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó, proantho-cyanidin trong nho là chất chống oxy hóa cực mạnh giúp ngăn chặn các gốc tự do gây bệnh trong cơ thể, chống vữa động mạnh, ức chế quá trình lão hóa đồng thời điều trị mụn trứng cá vô cùng hiệu quả. Những chất này khi kết hợp với nhau còn giúp da dẻ trở nên hồng hào, tươi trẻ hơn.

Resveratrol tập trung chủ yếu ở vỏ quả nho. Do đó, khi ăn nho, tốt nhất là bạn nên ăn cả vỏ để đạt được hiệu quả trị mụn như ý đồng thời nhớ mua nho tại địa chỉ uy tín với xuất xứ rõ ràng, ngâm rửa sạch sẽ trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chú ý: Những người sử dụng thuốc làm loãng máu nên nói chuyện với bác sĩ trước khi ăn lượng lớn nho, vì resveratrol có thể làm tăng tác dụng chống đông máu của các loại thuốc này.

Một vài câu hỏi thường thắc mắc khi ăn nho

Bé 6 tháng ăn nho được không?

Theo các bác sĩ thì khi bé được 6 – 8 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn nho. Các mẹ không nên cho ăn cả quả, vì sẽ rất nguy hiểm nếu bé nuốt và bị hóc nghẹn. Bạn cần tách thành những miếng nhỏ, bỏ hạt cẩn thận rồi mới cho trẻ ăn. Hoặc bạn cũng có thể làm nước ép nho cho trẻ uống. Trung bình chỉ nên cho trẻ ăn 50g nho/ ngày.

Bị ho ăn nho được không?

Nho là loại trái cây chứa nhiều vitamin B1, B2, B6 và một số dưỡng chất khác có lợi cho cơ thể. Người bệnh ho nên ăn nho để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, điều hòa máu và bồi bổ thần kinh. Nho giúp cải thiện các triệu chứng ho rất tốt, nhất là ho khan kéo dài hoặc ho có đờm.

Ăn nho có tốt cho bà bầu không?

Bà bầu ăn nho với liều lượng vừa phải mang đến những tác dụng tốt đối với bản thân và thai nhi. Cụ thể ăn nho sẽ giúp bà bầu phòng tránh táo bón thai kỳ, giảm cơn chuột rút, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bổ sung sắt, giảm nguy cơ dị tật ống thai nhi… Tuy nhiên trong trường hợp bà bầu rơi vào một số trường hợp sau thì nên hạn chế ăn nho để đảm bảo sức khỏe:

  • Đái tháo đường
  • Béo phì
  • Dễ bị dị ứng
  • Khó tiêu.

Ăn nho lúc nào là tốt nhất?

Bạn nên ăn nho vào buổi sáng, khi dạ dày còn trống rỗng cùng 1 ly nước lọc sẽ hấp thu rất tốt các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn nên ăn vào giữa các bữa ăn, trước và sau khi luyện tập thể thao và trước các bữa tối sẽ rất tốt để hấp thu các chất dinh dưỡng.

Nên tránh ăn nho vào các thời điểm như ngay trước và sau các bữa ăn, trước khi đi ngủ hoặc ăn ngay trong các bữa ăn. Đây là những thời điểm khiến bạn khó hấp thu hết các chất dinh dưỡng cũng như có thể gây hại cho sức khỏe.

Ăn nho nhiều có nóng không?

Theo đông y, quả nho có vị ngọt tính bình, không độc, rất tốt cho những ai muốn giải nhiệt.

Ăn quá nhiều nho có tốt không?

Ăn nho mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu chúng ta sử dụng loại trái cây này không đúng cách hay ăn quá liều lượng gây táo bón. Trong quả nho có chứa rất nhiều chất xơ, nếu ăn với một lượng vừa phải thì không gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, khi chúng ta tiêu thụ quá nhiều nho trong một lúc, một ngày hay một thời gian dài sẽ khiến cho lượng chất xơ này tăng lên khá nhiều. Và khi này cơ thể không thể tiêu hóa hết tất cả lượng chất xơ được dung nạp. Lượng chất xơ ứ đọng lại không thể thải ra ngoài, từ đó dẫn đến táo bón.

Thắc mắc ăn nho có tác dụng gì đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết. Bạn chú ý không ăn nho cùng các thực phẩm khác như: sữa, sữa chua, hải sản, củ cải trắng cá, bia, nước khoáng, dưa …. vì chúng sẽ dễ gây đau bụng và một số tác dụng phụ khác đấy nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top