Bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn duy trì…
Nấm linh chi nấu với la hán quả tốt không, nấu thế nào?
Cập nhật lần cuối vào 18/03
Nấm linh chi nấu với la hán quả sẽ làm giảm bớt vị đắng của nấm, đồng thời tăng thêm công dụng đối với sức khỏe con người. Cách nấu nấm linh chi với la hán quả rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện.
Nội dung chính trong bài:
Nấm linh chi nấu với la hán quả tốt không?
Để có đáp án cho thắc mắc nấm linh chi nấu với la hán quả có tốt không thì trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về từng loại dược liệu này xem chúng có tác dụng gì đối với sức khỏe:
La hán quả: Theo Đông y, thịt quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc. Tác dụng nhuận phế (làm mát phổi), hóa đàm (làm tan đàm), chỉ khát (làm hết khát nước), nhuận tràng. Thường được dùng để chữa ho phế nhiệt và ho do đàm hỏa (đờm vàng đặc, khó khạc), viêm hầu họng, viêm phế quản cấp, khản tiếng, cổ họng khô khát, đại tiện táo…
Bên cạnh đó, la hán quả còn giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp giảm lipid máu, chống oxy hóa, chống dị ứng, làm chất tạo vị ngọt có ích cho người bị đái tháo đường…Quả la hán dùng thích hợp cho những người bị nóng bứt rứt trong người, hơi thở nóng, ho đờm đặc, đờm vàng, khô vùng hầu họng.
Nấm linh chi: Nấm linh chi là loại nấm quý từ xưa đến nay, mang rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Sở dĩ có điều này là bởi trong nấm chứa nhiều dược chất, vitamin, khoáng chất, cụ thể:
- Polysaccharide có khả năng hỗ trợ miễn dịch cơ thể, giải độc cơ thể, tăng tổng hợp DNA, RNA. Ngoài ra, trong Linh chi còn có 1 loại Polysaccharide ức chế tế bào ung thư ác tính.
- Trong nấm Linh chi chứa Acid ganoderic có tác dụng giảm đau, giải độc gan, ức chế tế bào ác tính của cơ thể.
- Adenosine là hoạt chất có trong Linh chi có tác dụng an thần, hạ cholesterol trong huyết thanh, ức chế kết tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn cơ thể.
- Lactone A: tác dụng giảm cholesterol máu.
- Acid oleic: có tính kháng histamin chống dị ứng.
- Cellulose: Hạ cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng nhuận tràng, ổn định đường huyết.
- Beta Glucan: là 1 chuỗi của các phân tử glucose, được đánh giá cao bởi khả năng phòng nhiễm trùng tốt, làm lành vết thương nhanh, nâng cao sức đề kháng và ức chế tế bào ung thư di căn. Hơn nữa, Beta Glucan còn hạ thấp xơ vữa động mạch, hạ đường huyết giúp phòng ngừa tim mạch ở người bệnh đái tháo đường.
Có thể thấy cả la hán quả và nấm linh chi đều mang đến tác dụng tốt đối với sức khỏe. Việc nấu la hán quả và nấm linh chi cùng nhau sẽ nhân đôi công dụng mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ, phản ứng nào. Một ưu điểm nữa của sự kết hợp này đó là quả la hán với vị ngọt tự nhiên sẽ làm giảm bớt vị đắng của nấm linh chi, khi uống sẽ dễ dàng hơn.
Nấm linh chi nấu với la hán quả như thế nào?
Cách nấu nấm linh chi với quả la hán rất đơn giản và dễ thực hiện, ai cũng có thể tự làm được.
Chuẩn bị: Nấm linh chi (10 – 30g), la hán quả (3 – 5 quả), 2 lít nước lọc, ấm đất hoặc sứ, inox.
Chú ý:
- Không nên sử dụng nồi kim loại như sắt, đồng để sắc nước nấm linh chi và la hán quả vì khi đun nóng ở nhiệt độ cao, các chất liệu này sản sinh, tiết ra các hóa chất, ion – chúng phản ứng với dược tính trong nấm lim tạo thành chất kết tủa không tan, khi uống dễ gây ra sỏi thận, ảnh hưởng không tốt đến gan. Dược tính của nấm cũng giảm đi rất nhiều khi sử dụng nồi kim loại sắt, đồng.
- Nếu có thể, bạn nên lựa chọn nấm lim xanh để sử dụng. Đây là loại nấm linh chi tốt nhất bạn nên lựa chọn.
Cách làm:
Đem nấm và la hán quả rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, cho vào nồi, đổ 2 lít nước lọc. Đun tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun tiếp đến khi lượng nước trong nồi cạn còn khoảng 1.5 lít thì tắt bếp. Chắt nước ra bình hoặc để tiếp trong nồi và mỗi lần uống chắt ra sử dụng.
Phần bã còn lại vẫn còn chứa dược chất nên bạn đừng vội bỏ, cất trong ngăn mát tủ lạnh, ngày hôm sau cho vào nồi, đổ 1.5 lít nước, đun tới khi cạn còn khoảng 1 lít nước thì uống.
Ngoài la hán quả, bạn có thể tham khảo một số cách kết hợp nấm linh chi với nguyên liệu khác như:
- Nấm linh chi nấu với xạ đen
- Nấm linh chi nấu với đường phèn
- Nấm linh chi nấu với gừng
Cần lưu ý gì khi uống nấm linh chi với la hán quả?
Liều lượng nấm, la hán quả khi sắc nước sẽ phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe từng người. Ví dụ như bệnh nhân mắc bệnh nặng như ung thư, tiểu đường, gout… thì nên dùng từ 20 – 30g nấm linh chi, 4 – 5 quả la hán mỗi lần nấu; còn đối với người bình thường hoặc mắc bệnh nhẹ thì chỉ cần sử dụng từ 10 – 15g nấm và 3 – 4 quả la hán/lần nấu.
Đối với những người mới uống nấm linh chi và nước la hán lần đầu sẽ dễ gặp phải một số triệu chứng như buồn nôn, choáng váng, đau đầu, đi ngoài… Sở dĩ có triệu chứng này là do cơ thể chưa quen với các dược tính trong nấm, la hán quả, sẽ mất 3 – 4 ngày để các triệu chứng trên dần biến mất nên bạn không cần quá lo lắng. Trường hợp triệu chứng này kéo dài hơn 5 ngày thì bạn nên tạm dừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ, thầy thuốc.
Với các bệnh nhân đang song song dùng thuốc tây để điều trị bệnh thì thời gian uống nước nấm cách khoảng 30 – 40 phút so với lúc uống thuốc Tây để tránh các tương tác, phản ứng không mong muốn xảy ra.
Người có thể chất “dương hư” – hay còn gọi là “hư hàn” (dân gian gọi là “tạng hàn”) thường có biểu hiện thích ấm, sợ lạnh, da nhợt nhạt, chân tay lạnh, thích uống ấm, đại tiện lỏng loãng; rêu lưỡi trắng… không nên uống nấm lim xanh kết hợp với la hán quả.
Cần trình bày chi tiết với bác sĩ, thầy thuốc về tình trạng sức khỏe bản thân gặp phải để được tư vấn có nên dùng dược liệu này hay không, tránh việc không biết mà sử dụng sẽ vô tình gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Một số thông tin khác về nấm lim xanh bạn nên tham khảo: