Bệnh nhân sau mổ ung thư nên ăn gì, uống gì?
Bệnh nhân sau mổ ung thư nên ăn gì, uống gì?

Bệnh nhân sau mổ ung thư nên ăn gì, uống gì?

Chế độ ăn uống sau phẫu thuật ung thư tốt sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Thông tin bệnh nhân ung thư sau mổ nên ăn gì, kiêng ăn gì sẽ được gợi ý trong bài viết.

Bệnh nhân sau mổ ung thư nên ăn gì, uống gì?

Sau phẫu thuật, bệnh nhân ung thư cần phải hết sức chú ý đến chế độ ăn uống để mau chóng phục hồi sức khỏe. Lý do bởi hậu phẫu thuật người bệnh có thể cần phải thực hiện hóa trị hoặc xạ trị bổ trợ. Để thực hiện được những đợt điều trị tiếp theo người bệnh cần có đủ sức khỏe mới thực hiện được. Chính vì vậy, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn sau khi phẫu thuật. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh cần chú ý:

Bệnh nhân sau mổ ung thư nên ăn gì, uống gì

Thức ăn lỏng, loãng

Ngay sau khi phẫu thuật cơ thể người bệnh sẽ mất rất nhiều sức lực và đa phần không thể ăn uống được như người bình thường. Do đó, người bệnh nên lựa chọn những thức ăn dễ nuốt và dễ tiêu hóa khi bắt đầu ăn. Đặc biệt là với những bệnh nhân phẫu thuật những khối u liên quan đến hệ tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư ruột già,… ung thư vùng đầu và cổ như ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư tuyến giáp,… càng cần bổ sung dinh dưỡng thông qua những thức ăn lỏng này.

Sau khi tình trạng cơ thể khỏe mạnh hơn bệnh nhân nên tăng dần bữa ăn để bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời, có thể ăn những thức ăn mềm và dễ nuốt và dần dần quay trở lại ăn uống bình thường.

Thực phẩm giàu đạm

Để nhanh lành vết mổ, điều quan trọng là bệnh nhân phải ăn uống đầy đủ chất đạm (protein). Chất đạm tốt có nhiều trong các loại thịt nạc như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng gà vịt, chim cút. Hải sản bao gồm cá, tôm, cua… là một nguồn tuyệt vời cung cấp chất đạm tốt và dễ tiêu. Nếu bệnh nhân không ăn thịt hoặc không thích thịt, phải dùng protein có nguồn gốc thực vật như đậu phụ, các loại đậu, nhất là đậu nành. Các sản phẩm từ sữa là một nguồn protein tốt nhưng chúng có thể gây táo bón nên chỉ cho bệnh nhân sử dụng ở mức độ vừa phải.

Thực phẩm giàu chất xơ

Thức ăn chứa chất xơ đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bệnh táo bón, một biến chứng thường gặp sau phẫu thuật ung thư, nhất là phẫu thuật ổ bụng. Thức ăn chứa nhiều chất xơ là: bánh mì nâu và bánh mì đen làm từ ngũ cốc, trái cây (táo, cam, quýt…), rau củ (bông cải xanh, rau xà lách, rau bina…)…

Ngoài những thực phẩm trên thì bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật từ 3 – 4 tuần có thể uống kết hợp nấm lim xanh để mau chóng phục hồi. Trong nấm lim xanh chứa các dược chất Germanium, polysaccharide… có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng, chống nhiễm trùng. Đồng thời các dược chất này còn hỗ trợ tiêu diệt và ức chế các tế bào ung thư còn sót lại. Một số dược chất trong nấm lim xanh như Beta Glucan… làm giảm tác dụng phụ mà hóa trị, xạ trị gây ra, giúp người bệnh giảm đau.

Một số thông tin về nấm lim xanh mà bạn có thể tham khảo:

Bệnh nhân sau mổ ung thư nên kiêng ăn gì, kiêng uống gì?

Bệnh nhân sau mổ ung thư nên kiêng ăn gì, kiêng uống gì

Thực phẩm cứng

Sau phẫu thuật ung thư, các cơ quan tiêu hóa cũng chưa đạt tới trạng thái hoạt động tốt nhất. Ăn các thực phẩm cứng và khó tiêu làm cho dạ dày không thể tiêu hóa hết gây đầy bụng, chướng bụng.

Đồ nếp

Đồ nếp như bánh chưng, cơm nếp, xôi, bánh dày, chè,… có tính hàn nên thường khiến cho quá trình lành sẹo của cơ thể chậm hơn.

Gia vị cay

Thực phẩm có gia vị và cay nóng (Ớt, hạt tiêu, mù tạt, sa tế,…) không chỉ kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị mà còn gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng và tổn thương cơ thể. Bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư cần nêm nếm gia vị phù hợp để tốt cho sức khỏe

Thực phẩm lên men

Đồ muối chua, lên men kích thích vị giác tốt. Tuy nhiên, với những người vừa thực hiện phẫu thuật ung thư, đây là nhóm thực phẩm cần hạn chế ăn.

Thực phẩm lên men chứa trong nó những vi khuẩn sống. Khi sức khỏe đang giảm sút vì phẫu thuật, các vi khuẩn này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đường tiêu hóa và làm cho bạn bị nhiễm trùng.

Thực phẩm tái, sống

Người bệnh mới mổ có sức đề kháng yếu. Trong khi đó, các thực phẩm sống, không được nấu chín (như rau sống, sushi, gỏi cá, nộm,… ) có thể tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây hại. Tốt nhất là người bệnh chỉ ăn đồ ăn đã được nấu chín hoàn toàn và hạn chế ăn cả đồ tái.

Nhìn chung mỗi loại ung thư người bệnh sẽ cần kiêng một vài loại thực phẩm khác nhau. Chính vì vậy hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng để tránh sử dụng những loại thực phẩm có hại.

5/5 - (1 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top