Bệnh viêm gan B hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bạn duy trì…
Nấm linh chi nấu với đường phèn tốt không, nấu như thế nào?
Cập nhật lần cuối vào 22/04
Để giảm bớt vị đắng khi uống, bạn có thể nấu nấm linh chi với đường phèn. Chú ý bạn chỉ nên cho lượng đường phèn vừa phải để tránh nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường.
Nội dung chính trong bài:
Nấm linh chi nấu với đường phèn có tốt không?
Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng của cả đường phèn và nấm linh chi đối với sức khỏe:
Trong Đông y, đường phèn có tác dụng bổ trung ích khí, hòa vị nhuận phế, thường được sử dụng để điều trị các trường hợp bị viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, đau rát họng, khí huyết hư, chóng mặt, đau đầu.
Còn nấm linh chi được biết đến là thần dược vì mang nhiều dược chất quý như: protein và glycoprotein, axit amin (đặc biệt là lysine và leucine), polysaccharides (carbohydrate), chất xơ, terpenoids, steroids, phenol, nucleotide, một số vitamin và khoáng chất như với kali, canxi, phốt pho, magiê, selen, sắt, kẽm, đồng… mang lại nhiều tác dụng:
- Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch
- Điều trị các bệnh nhiễm virus như cúm
- Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn và viêm phế quản
- Hỗ trợ điều trị bệnh tim và các bệnh có liên quan như huyết áp cao và cholesterol cao
- Hỗ trợ điều trị ung thư
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: viêm gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ…
- Tăng nồng độ testosterone, tăng cường sinh lý nam giới
- Giảm lượng đường huyết cao
- Tốt cho da và tóc, vóc dáng
Việc nấu nấm linh chi với đường phèn rất tốt cho sức khỏe, không gây ra những phản ứng phụ, được nhiều người áp dụng. Sở dĩ nhiều người lựa chọn phương pháp nấu nấm linh chi với đường phèn là bởi nấm linh chi có vị rất đắng, khó uống, thêm ít đường phèn sẽ giúp vị nước nấm bớt đắng và dễ uống hơn. Tuy nhiên cũng cần chú ý chỉ cho lượng đường phèn vừa phải bởi nếu dùng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: gan nhiễm mỡ, tiểu đường, béo phì. Hãy xác định việc cho đường phèn phần nào làm giảm bớt độ đắng của nấm mà thôi.
Nấm linh chi nấu với đường phèn như thế nào?
Cách nấu nấm linh chi với đường phèn rất đơn giản, dễ thực hiện.
Chuẩn bị:
- 10 – 30g nấm linh chi (nên chọn nấm lim xanh – loại nấm chứa dược chất nhiều nhất thuộc họ nấm linh chi là tốt nhất, theo nghiên cứu thì lượng dược chất trong nấm lim xanh cao gấp 3 – 4 lần so với các dòng linh chi thông thường, giá thành nấm lim xanh bởi vậy cũng tương đối đắt đỏ).
- 3 – 5 viên đường phèn nhỏ
- Nước lọc
- Nồi đất hoặc sành, sứ, inox (không nấu bằng nồi sắt, đồng sẽ khiến dược tính trong nấm bị giảm bớt).
- Chú ý liều lượng nấm dùng tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe người dùng, người bình thường khỏe mạnh chỉ cần 10 – 15g nấm, còn người bệnh sẽ cần từ 20 – 30g nấm.
Cách thực hiện: Nấm linh chi đem rửa sạch, vớt ra để ráo. Nếu nấm vẫn còn nguyên cây thì cần thêm công đoạn thái nấm thành các lát nhỏ, việc này sẽ giúp các dược chất trong nấm hòa tan nhanh hơn trong quá trình nấu. Cho nấm vào nồi, đổ 2 lít nước lọc vào đun cho tới khi nước trong nồi sôi thì cho đường phèn vào, đun nhỏ lửa tiếp đến khi nước trong nồi cạn còn khoảng 1.5 lít nước thì tắt bếp. Chắt nước ra bình để uống trong ngày.
Nếu lựa chọn nguyên liệu là nấm lim xanh, bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin sau:
Ai nên uống, ai không nên uống nấm linh chi nấu với đường phèn?
Những ai nên uống nấm linh chi nấu đường phèn
Người có sức khỏe bình thường: Đối tượng này khi uống sẽ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống nhiều bệnh tật, làm đẹp da, đẹp tóc, hỗ trợ giảm cân, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Người mắc các bệnh lý: ung thư, gout, tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… Các dược chất trong nấm linh chi hỗ trợ điều trị, cải thiện sức khỏe rất tốt cho người bệnh.
Những ai không nên hoặc hạn chế uống nấm linh chi nấu đường phèn
Phụ nữ mang thai, cho con bú: Dược tính mạnh trong nấm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Trường hợp có ý định uống nấm linh chi thì chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Người bị huyết áp thấp: Loại thảo dược này có thể làm hạ huyết áp và can thiệp vào quá trình điều trị. Nếu huyết áp của bạn quá thấp thì nên tránh dùng nấm linh chi.
Người mới phẫu thuật: Nấm linh chi có thể sẽ khiến rối loạn đông máu, gây ra loãng máu. Không chỉ vậy, nó còn khiến vết thương khó cầm máu hơn bình thường. Vì vậy người mới phẫu thuật không nên dùng nấm linh chi.
Nấm linh chi nấu với đường phèn gây tác dụng phụ không?
Thực tế thì nấm linh chi nấu với đường phèn không gây tác dụng phụ, tuy nhiên vẫn có 1 số trường hợp khi uống sẽ gặp phải triệu chứng: buồn nôn, choáng váng, tiêu chảy… Đây là triệu chứng thường gặp ở những người mới uống nấm linh chi lần đầu. Như chúng ta đã biết, dược tính trong nấm linh chi rất nhiều, mới uống cơ thể chưa thích nghi, làm quen được các dược chất nên gây ra những phản ứng. Trong trường hợp này bạn không cần quá lo lắng, sau 3 – 4 ngày các triệu chứng sẽ biến mất.
Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý mua nấm linh chi ở địa chỉ uy tín, đảm bảo nấm thật, chuẩn chất lượng. Việc mua nấm ở những địa chỉ kém chất lượng, nấm chứa chất bảo quản hoặc là bị ẩm mốc, tệ hơn là nấm giả sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.
Một số cách nấu nấm linh chi khác bạn có thể tham khảo: