Nấm linh chi nấu cháo gì bổ dưỡng, hướng dẫn cách nấu?

Nấm linh chi nấu cháo gì bổ dưỡng, hướng dẫn cách nấu?

Cập nhật lần cuối vào 15/04

Nấm linh chi không chỉ dùng để sắc nước uống mà còn để nấu cháo, mang đến món ăn bổ dưỡng. Người già, người mới ốm dậy ăn cháo nấm linh chi sẽ giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Nấm linh chi nấu cháo được không?

Hầu hết mọi người thường sử dụng nấm linh chi để sắc nước uống theo phương thức truyền thống mà không biết rằng loại nấm này cũng được ứng dụng để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng, trong đó có các món cháo. Do có chứa nhiều dược chất quý, cháo nấm linh chi rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Trong các loại nấm linh chi, nấm lim xanh là loại nấm tốt nhất, có giá thành cao hơn so với các loại nấm linh chi khác (Tham khảo thêm về công dụng nấm lim xanhgiá bán nấm lim xanh).

Triterpenes: Hàm lượng Triterpenes trong nấm lim cao giúp phòng ngừa sự tấn công của các gốc tự do đối với tế bào gây nên bệnh ung thư. Ngoài ra Chất Triterpenes có tính kháng khuẩn cao, đặc tính này có công dụng giúp vết thương hở mau lành, làm chậm quá trình di căn của tế bào ung thư.

Beta Glucan: Beta Glucan là 1 chuỗi của các phân tử glucose, được đánh giá cao bởi khả năng phòng nhiễm trùng tốt, làm lành vết thương nhanh, nâng cao sức đề kháng và ức chế tế bào ung thư di căn. Hơn nữa, Beta Glucan còn hạ thấp xơ vữa động mạch, hạ đường huyết giúp phòng ngừa tim mạch ở người bệnh đái tháo đường.

Lingzhi-8 protein: Dược chất Lingzhi-8 protein trong nấm lim rừng có khả năng phòng chống ung thư, ức chế sự gia tăng của tế bào ung thư, ngăn chặn di căn, nâng cao hệ miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn có hại, tăng cường chức năng các cơ quan.

Selen: Selen mang nhiều công dụng tuyệt vời với hệ miễn dịch. Việc thiếu Selen trong chế độ ăn lâu dài khiến sức khỏe yếu và dễ mắc bệnh cảm cúm, viêm khớp, hen suyễn, ảnh hưởng xấu đến thị lực…

Axit Ganodermic: Chất này trong nấm lim xanh có lợi ích làm trẻ hóa các mô của cơ thể và các tế bào, giúp duy trì sự trẻ trung và góp phần cải thiện sức sống, đẩy lùi tình trạng lão hóa trên da. Chất này làm giảm các vấn đề bên ngoài như cháy nắng, muỗi cắn, vảy nến, vết thương hở do ngã hoặc phẫu thuật, viêm loét miệng, và chảy máu bên ngoài.

Thường thì để có tận dụng được dược chất quý trong nấm, chúng ta nên nghiền nhuyễn nấm thành bột, hòa cùng cháo. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm về công dụng của nấm lim xanh:

Nấm linh chi nấu cháo gì bổ dưỡng?

Nấm linh chi nấu cháo dễ ăn, có lợi cho sức khỏe
Nấm linh chi nấu cháo dễ ăn, có lợi cho sức khỏe

Cháo nấm linh chi đậu xanh

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 20g nấm linh chi
  • 50g Gạo dẻo 
  • 20g đậu xanh
  • Khoai môn, khoai lang, bí đỏ
  • Nước cốt dừa
  • Gia vị: muối, tiêu, mắm, bột ngọt

Cách chế biến:

Bước 1: Nghiền nấm linh chi thành bột nhuyễn

Bước 2: Vo gạo và đậu xanh thật sạch, cho thêm nước vào nồi để nấu cháo.

Bước 3: Bí đỏ, khoai lang, khoai môn gọt vỏ, cắt thành hạt lựu, đem hấp các thủy hoặc luộc chín rồi cho vào nồi cháo.

Bước 4: Cho bột nấm vào nồi cháo đun tới khi các nguyên liệu trong nồi mềm nhuyễn, nên gia vị vừa ăn. Bắc nồi ra và sẵn sàng thưởng thức.

Cháo nấm linh chi hạt sen

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nấm linh chi 20g
  • Hạt sen 100g
  • Gạo nếp hoặc gạo tẻ vừa đủ: Tùy từng sở thích của mỗi người có thể lựa chọn cháo nếp hoặc cháo tẻ, cũng có thể kết hợp cả 2 loại gạo. Lượng gạo nấu cháo cũng nên căn cứ vào nhu cầu sử dụng, số khẩu phần ăn để áp dụng.
  • Đường

Cách chế biến:

Cháo linh chi hạt sen đảm bảo hương vị và chất lượng khi thực hiện đúng theo các bước sau đây:

Bước 1: Nấm linh chi nghiền thành bột mịn

Bước 2: Ngâm hạt sen với nước ấm khoảng 30 phút để hạt nở và mềm hơn.

Bước 3: Đem gạo vo sạch, cho nước vào nấu đun tới khi gạo chín mềm.

Bước 4: Cho hạt sen và bột nấm vào nấu cùng cháo khoảng 15 phút, múc ra bát ăn thì bỏ thêm đường trắng vào. Tùy khẩu vị từng người mà cho lượng đường ít hay nhiều. Nhưng cũng cần chú ý không nên cho quá nhiều đường sẽ dễ gây béo phì, bệnh tiểu đường…

Món cháo nấm linh chi hạt sen nên sử dụng trước khi ngủ khoảng 01 giờ trở lên. Món cháo này rất đơn giản và dễ chế biến, bạn có thể chế biến thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp hồi phục sức khỏe, khắc phục các vấn đề về sức khỏe như sức đề kháng yếu, cơ thể thường xuyên suy nhược, mất ngủ.

Cháo nấm linh chi lá dứa

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 50g gạo dẻo (hoặc bạn có thể cho ½ gạo tẻ trộn cùng ½ gạo nếp)
  • 1 tàu lá dứa
  • 150g nấm linh chi nâu
  • Gia vị: đường, tiêu, muối, hạt nêm (hoặc mì chính)

Cách chế biến

Bước 1: Vo sạch gạo và có thể giã một chút, lót lá dứa dưới đáy nồi và cho gạo vào nấu cháo đến khi nhuyễn.

Bước 2: Nấm linh chi ngâm muối và rửa sạch, sau đó xào chín cùng muối và tiêu, gia vị cần thiết vừa ăn. 

Bước 3: Cho nấm vào nấu cùng cháo trắng đã chín trong 5 phút rồi tắt bếp.

Lưu ý khi nấu và ăn cháo nấm linh chi

  • Nếu gia đình bạn có nhiều người, có thể tăng lượng nguyên liệu nấu cháo sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bạn có thể thêm 1 vài nguyên liệu nếu muốn, để giúp món ăn hợp khẩu vị
  • Nên ăn cháo khi nóng sẽ tốt và ngon miệng hơn.
  • Mỗi tuần bạn nên ăn từ 2 – 3 bữa cháo, không nên lạm dụng ăn cả tuần sẽ dễ mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Với những người bị dị ứng với nấm linh chi thì không nên dùng.
  • Người bị huyết áp thấp nên tránh ăn nhiều cháo nấm linh chi bởi trong nấm có chứa thành phần khiến huyết áp giảm thấp hơn, khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng.
  • Một số đối tượng nên ăn cháo nấm linh chi: người khỏe mạnh muốn tăng cường và bồi bổ sức khỏe, người thường xuyên căng thẳng mệt mỏi, người mắc các bệnh lý như ung thư, huyết áp cao, tiểu đường, gout, u xơ tử cung, viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, mỡ máu…

Một số cách nấu nấm linh chi khác bạn có thể tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)

20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, chuyên gia tư vấn các loại dược liệu tự nhiên, hơn 10 năm nghiên cứu về nấm lim xanh.
SĐT: 0982419526
Email: congtynamtienphuoc@gmail.com

Back To Top